Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Viêm khớp phản ứng vì các yếu tố nào?

Yếu tố di truyền xuất hiện một vai trò trong việc có khả năng phát triển bệnh viêm khớp phản ứng. Mặc dù không thể thay đổi cấu trúc gen, nhưng chúng ta có thể giảm tiếp xúc với các vi khuẩn có thể dẫn đến viêm khớp phản ứng.


Hãy đảm bảo rằng thực phẩm được lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp và được nấu chín đúng cách. Các bước này có thể giúp tránh được các vi khuẩn truyền qua thực phẩm có thể gây viêm khớp phản ứng, bao gồm cả Salmonella, Yersinia, Shigella và Campylobacter.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp phản ứng:


Giới tính. Viêm khớp phản ứng xảy ra thường xuyên nhất ở nam giới 20-40 tuổi. Mặc dù phụ nữ cũng có thể có viêm khớp phản ứng, họ thường có các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ hơn.

Phụ nữ và nam giới đều có khả năng phát triển bệnh viêm khớp phản ứng trong phản ứng đối với nhiễm trùng truyền qua thực phẩm. Tuy nhiên, so với phụ nữ thì nam giới dễ phát triển viêm khớp phản ứng hơn để đáp ứng với vi khuẩn truyền qua đường tình dục.



Yếu tố di truyền. Phản ứng viêm khớp có thể có một thành phần di truyền vì nhiều người bị tình trạng này cũng có một phân tử nhất định trên bề mặt của các tế bào có thể được thừa kế.

Có dấu hiệu di truyền - được gọi là kháng nguyên bạch cầu người B27 (HLA-B27) - không có nghĩa là sẽ phát triển viêm khớp phản ứng, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp phản ứng nếu đang tiếp xúc với vi khuẩn cụ thể.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Đau cơ quay khớp vai nên làm gì?

Tình trạng đau cơ quay khớp vai còn gọi là viêm gân cơ chóp xoay vai. Vùng vai của bạn gồm có xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay với các gân, cơ delta lớn đảm nhiệm các chuyển động vai. Dây chằng sẽ giúp nối các cơ, gân này vào những xương quan trọng giúp cho chuyển động của bạn được linh hoạt hơn.


Cơ quay khớp vai là khu vực đảm nhiệm nhiều chuyển động của vùng vai, cánh tay, nên có thể gặp phải tình trạng chấn thương. Ta gọi đây là tình trạng viêm gân chóp xoay.

Dấu hiệu nhận biết nhanh:


Nhấc tay lên cao khó khăn, có cảm giác đau. Rất khó giơ thẳng tay lên cao và giữ thẳng. Có cảm giác nhức và tê mỏi vùng vai, đặc biệt là sau khi mang vác đồ đạc. Tình trạng đau âm ỉ và kéo dài.

Những người dễ bị viêm gân chóp xoay

Viêm gân chóp xoay dễ gặp phải ở một số nhóm bệnh nhân:

Người trên 40 tuổi. Những người lao động sử dụng lực cánh tay nhiều như công việc thợ mộc, sơn nhà,…



Vận động viên bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt,… do vận động và luyện tập quá sức. Bệnh nhân có tiền sử các bệnh xương khớp.

Làm gì khi bị viêm gân chóp xoay


Đối với những trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần nghỉ ngơi trong vài tuần, tình trạng viêm gan chóp xoay có thể cải thiện. Đối với những trường hợp đau kéo dài, đau nhức dữ dội bạn cần thăm khám với bác sĩ để kiểm tra thương tổn. Viêm gân chóp xoay là tình trạng có thể được cải thiện với các biện pháp điều trị như:

Điều trị bằng các nhóm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, chống viêm. Bổ sung các khoáng chất, thuốc bổ gân cơ và các loại vitamin. Điều trị bằng vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng gân cơ chóp xoay vai.

Áp dụng thêm một số biện pháp chườm lạnh để giảm tình trạng đau nhức trong sinh hoạt ở nhà. Bổ sung chế độ dinh dưỡng với cá, các loại hoa quả và rau xanh. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, viêm sưng.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Hạt đười ươi chữa gai cột sống

Hạt đười ươi hay còn gọi là hạt ươi, trong quả đười ươi có chữa 35% là phần nhân và 65% là phần vỏ. Trong nhân hạt đười ươi có chứa 2,98% là chất béo. Ngoài ra còn có tinh bột, Sterculin hay Bassorin. Còn trong vỏ chứa 1% là chất béo, 59% là chất Bassorin, Tanin và chất nhầy. Với những thành phần như vậy nên được nhiều người sử dụng để chữa bệnh gai cột sống bằng hạt đười ươi.


Chữa nhiệt, nóng trong người, ho khan, nhức răng, đau họng, đau mắt đỏ, đại tiện ra máu, mụn lở. Các bệnh về xương khớp, đặc biệt là gai cột sống.

Cây đười ươi to cao 20-25m hay hơn, cành có góc, lá mọc tập trung ở đỉnh cành, phiến to dài, màu bạc sáng. Hoa nhỏ, quả nang mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu lục, vỏ quả mỏng. Hạt to bằng ngón tay hình bầu dục hay thuôn dài.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Hạt đười ươi: 20 hạt

Nước đun sôi để ấm

Cách dùng:

Bỏ 20 hạt đười ươi vào ngâm với nước ấm trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau khi hạt đười ươi mềm thì lấy ra bóc bỏ nhân, chỉ lấy phần cơm đười ươi. Sau đó cho phần cơm đười ươi vào ly, pha một chút đường và uống 3 lần trong ngày.

Khi uống nên uống cả nước và cái của đười ươi. Sử dụng bài thuốc này trong 2 tuần liên tục sẽ có tác dụng tốt chữa bệnh gai cột sống.



Lưu ý: Ngoài việc sử dụng hạt đười ươi để điều trị bệnh gai cột sống, người bệnh nên có chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để có hiệu quả hơn trong việc chữa trị. Phương pháp này cũng chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ chữa bệnh, giảm các cơn đau do bệnh gây ra chứ không có tác dụng chữa triệt để bệnh.

Đồng thời, tránh khom lưng trong các tư thế sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp giảm bớt cơn đau nhức, hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống nhanh chóng.

Mặc dù, hạt đười ươi có tác dụng tốt cho bệnh nhân bị gai cột sống. Nhưng còn tùy thuộc vào từng cơ địa, mức độ bệnh mà hiệu quả của loại hạt này mang lại khác nhau.

Chính vì vậy, khi bị gai cột sống ngoài việc dùng hạt đười ươi để chữa trị bệnh. Người bệnh nên sớm đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được bác sỹ tư vấn cách chữa trị phù hợp, chính xác.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Tê chân có những triệu chứng ra sao?

Thực tế, tê chân không phải là một loại bệnh, mà chỉ là triệu chứng biểu hiện ra của một số bệnh lý nguyên nhân khác. Về cơ bản, cơ chế hình thành chứng tê bì này là do các dây thần kinh ngoại biên tại vị trí bàn chân bị rối loạn chức năng cảm giác của mình do bị chèn ép, tắc nghẽn hoặc viêm. 


Triệu chứng này thông thường sẽ diễn ra ở một bên cơ thể, do tính chất phân bố đối xứng của hệ xương – khớp, hệ thần kinh và nhiều bộ phận khác. Hiếm khi bệnh xuất hiện đồng thời ở cả hai bên, và biểu hiện, tác động của chứng tê bì này là giống nhau ở mỗi bên.

Như vậy tức là, dù là bị tê bàn chân trái hay bị tê bàn chân phải đi nữa, thì về cơ bản là chúng giống nhau. Một số người mô tả bị tê mu bàn chân phải hoặc trái, một số bị tê nửa bàn chân phải hoặc trái. Các biểu hiện này đều có nguyên nhân và cách chữa tương tự nhau.

Triệu chứng này thường biểu hiện khi cơ thể mắc các loại bệnh lý sau đây:


Viêm bao gân chân: bạn sẽ thấy các biểu hiện đi kèm khá đặc trưng, đó là sưng, nóng đỏ và đau tại gót chân, kèm triệu chứng tê bì.

Sự lưu thông máu bị tắc nghẽn: điều này xảy ra khi bạn giữ một tư thế quá lâu, chèn ép lên mạch máu, ví dụ ngồi xổm hay ngồi làm việc sai tư thế. Khi đứng dậy bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đồng thời chân tê mất cảm giác tạm thời.



Đau dây thần kinh tọa: là hiện tượng dây thần kinh tọa (bắt đầu từ cột sống thắt lưng và kéo dài xuống đến ngón chân) bị chèn ép, viêm, dẫn đến những cơn đau mỏi, có thể đau dữ dội và tê bì. Trường hợp này dây thần kinh tọa có thể bị chèn ép bởi những bệnh lý tại cột sống thắt lưng, ví dụ như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.

Nếu chính xác là như vậy và bệnh phát triển đến chứng tê bì, khó kiểm soát vận động chi, mất thằng bằng khi đi lại thì người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa xương khớp ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời. Đây là giai đoạn phát triển khá nặng của bệnh.

Thoái họa sụn, gây nhiều sự bất thường ở hoạt động của khớp, gây chèn ép dây thần kinh và gây tê bì.

Lão hóa: các cơ quan bộ phận theo thời gian hoạt động bị hao mòn và kém chức năng dần, dễ xuất hiện nhiều chứng bệnh, trong đó có biểu hiện ra chứng tê bàn chân phải hoặc tê bàn chân trái.

Thiếu vitamin B12 khiến cho dây thần kinh bị giảm chức năng, hạn chế hoạt động tạo nên chứng tê bì.

Một số bệnh lý khác: xơ vữa động mạch, đa xơ cứng, thấp khớp, ung thư cột sống, tai nạn mạch máu não…

Tùy thuộc theo nguyên nhân chẩn đoán và xác định mà có thể áp dụng những hướng điều trị kết hợp khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất sẽ có các phương pháp:

Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroide. Vật lý trị liệu với các biện pháp: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, xung điện, sóng siêu âm, laser… Thuốc dân gian với các bài thuốc đặc trị, áp dụng theo dạng nguyên nhân gây bệnh. Chú ý về vận động, tư thế và luyện tập thể dục.

Nhìn chung, chứng tê bàn chân trái hoặc tê bàn chân phải luôn đi kèm các biểu hiện khác để có thể xác định chính xác nguyên nhân và các dạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể. Để chắc chắn hơn vè tình hình sức khỏe của mình, mỗi người nên tham gia khám bệnh định kỳ và lưu ý về các phương pháp phòng tránh.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Chữa u xương tế bào ra sao?

Nguyên tắc điều trị u xương tế bào khổng lồ chính là điều trị ngoại khoa là chủ yếu, phương pháp điều trị nội khoa chỉ mang tính chất hỗ trợ, giảm nhẹ triệu chứng nếu có ở bệnh nhân. Những trường hợp bệnh nhân có khối u không thể điều trị bằng phẫu thuật do vị trí khó can thiệp hoặc có những bệnh lý phối hợp nặng thì chúng ta có thể xem xét sử dụng phương pháp xạ trị. 


Trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, nếu khối u khá lớn thì có thể sử dụng nẹp vùng chi có xương bị tổn thương nhằm đề phòng tình trạng gãy xương bệnh lý.

Điều trị nội khoa u xương tế bào khổng lồ: có thể sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân như paracetamol, hoặc kết hợp paracetamol với codein hoặc tramadol, hay các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể xem xét sử dụng bisphosphonate truyền tĩnh mạch để hạn chế tái phát và giảm nhẹ triệu chứng ở những thủ thuật can thiệp trên bệnh nhân u xương tế bào khổng lồ nhưng hiệu quả của phương pháp này vẫn còn chưa rõ ràng. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng denosumab – một loại thuốc điều trị loãng xương và các bệnh lý ác tính di căn xương.

Các phương pháp phẫu thuật ở người bệnh u xương tế bào khổng lồ bao gồm: nạo vét khối u, cắt bỏ rộng khối u và tạo hình xương. Nạo vét khối u là phương pháp phẫu thuật hay được áp dụng để nạo vét đơn thuần hoặc nạo vét rộng kết hợp bơm phenol hay nito lỏng tại chỗ, khối u sẽ được lấp đầy bằng xi măng polymethyl methacrylate hoặc được ghép xương sau khi nạo vét. 



Với trường hợp tổn thương ở xương có tính chất lan rộng và mức độ phá hủy cao hay tổn thương ở những xương có thể loại bỏ được hoặc u tái phát nhiều lần thì có thể áp dụng cắt bỏ rộng khối u. Cuối cùng, tùy theo vị trí, độ lớn, mức độ tổn thương của khối u để có phương án tạo hình xương phù hợp.

U xương tế bào khổng lồ là một loại tổn thương lành tính, mặc dù có thể phát triển và xâm lấn tại chỗ, song lại hiếm khi ác tính hóa. Trong một số trường hợp (khoảng 2%), người ta có thể phát hiện u xương di căn ở phổi, song tổn thương ở phổi thường lành tính, không gây ra triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ. 

Tuy vậy, bạn cũng nên chụp x-quang hoặc CT thành ngực cho những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán u xương tế bào khổng lồ để phát hiện tổn thương di căn phổi nếu có.

U xương tế bào khổng lồ khi phát triển rộng còn có thể gây gãy xương bệnh lý, đặc biệt là ở trường hợp khối u phát triển tại các chi. Bệnh có thể tái phát tại chỗ sau phẫu thuật, tái phát tại chỗ sau nạo vét đơn thuần có thể lên tới 50%. Tái phát u xương tế bào khổng lồ sau khi nạo vét rộng cũng đạt tỷ lệ khoảng 10%.

Sau khi phẫu thuật u xương tế bào khổng lồ, người bệnh cần được cung cấp thông tin về nguy cơ u tái phát tại chỗ. Bệnh nhân cũng nên được theo dõi đều đặn 3 – 4 tháng tái khám một lần trong ít nhất là 2 năm đầu tiên, sau đó khám định kỳ 6 tháng/lần đối với 5 năm tiếp theo. 

Nếu phát hiện tái phát u xương tại chỗ thì bạn nên khám đánh giá một cách toàn diện, bao gồm cả chụp x-quang thành ngực, bụng và khung xương chậu.


Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Đau xương cụt

ĐAU XƯƠNG CỤT LÀ MỘT TRONG NHỮNG BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP RẤT THƯỜNG GẶP VÀ XUẤT HIỆN Ở NHIỀU ĐỐI TƯỢNG, NHIỀU LỨA TUỔI KHÁC NHAU. MỘT PHẦN CŨNG CHÍNH LÀ DO BỆNH LÝ NÀY ĐƯỢC DẪN ĐẾN BỞI RẤT NHIỀU NGUYÊN NHÂN.


Vì có sự liên kết này, nên những bệnh nhân đau xương cụt thường có những cảm giác đau lan tới cả phần mông và hông. Một vài trường hợp bệnh nặng, cơn đau còn kéo xuống đến chân và háng gây cảm giác vô cùng khó chịu và bất tiện cho người bệnh.

Theo các thống kê gần đây, các chấn thương, việc cơ thể trải qua những va đập mạnh là nguyên nhân lớn nhất làm xuất hiện hiện tượng đau xương cụt. Bệnh nhân có thể đã phải chịu đựng những cú ngã, tai nạn hoặc đơn giản là ngồi sai tư thế quá lâu. Trong các trường hợp này, vùng xương cụt bị tổn thương và gây ra những sự đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa đốt sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… cũng thường xuyên có các cơn đau xương cụt ở mông.

Ở những người có tuổi, các chức năng khớp bắt đầu yếu dần, tình trạng thoái hóa xương khớp xuất hiện khiến các cơn đau là không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, những người cao tuổi cũng ít vận động hơn là nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt khi ngồi quá nhiều.



Trong quá trình mang thai, vùng hông của phụ nữ bị gia tăng áp lực có thể gây hiện tượng đau xương cụt.

Một trong những nguyên nhân khác của đau xương cụt ở mông xảy ra ở nữ giới là do bị mắc một số bệnh phụ khoa. Phổ biến nhất có thể kể đến những trường hợp mắc bệnh liên quan đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, vùng chậu hay có thể là ung thư cổ tư cung…

Chính vì nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt ở mông rất đa dạng nên khi xuất hiện những cơn đau ở vị trí này, bước đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân mắc bệnh. Việc chuẩn đoán đúng nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân có một định hướng và phương pháp điều trị đúng đắn.

Bên cạnh đó việc đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện đều đặn cũng sẽ giúp ngăn chặn và hạn chế các cơn đau rất hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Các dạng ung thư xương dễ di căn gồm những gì?

Ung thư xương tạo xương là loại u ác tính thường gặp nhất, với tỷ lệ mắc bệnh là 0,25/100.000 người mỗi năm. Loại ung thư này thường gặp ở hành xương của phần đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay và xương chậu. 


Phần lớn bệnh nhân ung thư di căn đều ở độ tuổi thanh niên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau, sưng nề khu vực gần khớp, hạn chế vận động.

Độ ác tính của ung thư xương tạo xương là rất cao, tiến triển nhanh, thường di căn sớm tới phổi và tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Phương pháp điều trị chủ yếu cho các bệnh nhân mắc bệnh này là phẫu thuật cắt cụt chi và có thể làm tăng tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh lên 10 – 20%.

Phần lớn bệnh nhân ung thư xương tạo xương tử vong trong vòng 2 năm đầu sau khi chẩn đoán bệnh. Hóa trị liệu bổ trợ sau phẫu thuật cắt cụt chi cũng có thể áp dụng, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u tại chỗ có thể giảm di căn phổi và tăng tỷ lệ sống trên 5 năm đạt tới 60%.

Ung thư sụn nguyên phát


Ung thư sụn nguyên phát ít gặp hơn so với ung thư xương tạo xương và phần lớn khối u loại này đều tiến triển tại chỗ, chủ yếu ở xương sườn, cánh chậu, xương bả vai và độ tuổi mắc bệnh thường ở tuổi 60, tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Triệu chứng của bệnh ung thư sụn nguyên phát thường biểu hiện tại chỗ, ít khi phát hiện khối u qua quan sát bên ngoài, chủ yếu được phát hiện khi chụp x-quang xương.

Ung thư sụn nguyên phát thường tiến triển từ một ổ và có nguy cơ tái phát tại chỗ rất cao nếu không được loại bỏ hết khối u và các tế bào ung thư. Ung thư sụn nguyên phát cũng có khả năng di căn xa, đặc biệt là đến phổi.

Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ khối u một cách triệt để, cơ hội sống khá cao nếu được thực hiện điều trị ở giai đoạn I và tỷ lệ sống thêm 5 năm cũng khá cao ở giai đoạn III. Tuy nhiên, xạ trị và hóa trị lại hầu như không có hiệu quả với loại ung thư xương này.


Sarcoma Ewing


Sarcoma Ewing có tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 0,1/100.000 người mỗi năm, hay gặp ở những người thuộc nhóm tuổi 20 – 30. Bệnh Sarcoma Ewing hầu hết là phát triển ở các chi, nhất là chi dưới và cánh chậu với triệu chứng điển hình là đau đớn, sưng nề tại vị trí phát hiện khối u và đôi khi bệnh nhân bị sốt nhẹ, tăng bạch cầu. Khi chụp x-quang có thể phát hiện thấy giảm mật độ xương và hủy xương, chủ yếu là ở hành xương và đôi khi cũng có ở thân xương.

Sarcoma Ewing tiến triển tại chỗ, di căn sớm và có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Các tế bào ung thư thường di căn đến phổi hoặc những mô khác, kể cả xương khác với tần số cao hơn so với các sarcoma tạo xương.

Phương pháp xạ trị kết hợp với hóa trị có thể nâng cao tỷ lệ sống của bệnh nhân trên 5 năm lên tới 60%. Điều trị sarcoma Ewing ở chi có thể áp dụng phẫu thuật trong mọi giai đoạn nhưng nếu ở xương chậu thì phẫu thuật phải được điều trị ở giai đoạn sớm và kết hợp với những phương pháp trị liệu khác.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Ung thư xương và những loại gia vị thần kì

Các loại gia vị hỗ trợ điều trị ung thư xương dưới đây đều khá quen thuộc với đời sống hiện đại mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy và áp dụng cho mình


Gừng: từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị nhiều chứng bệnh, ví dụ như cảm cúm, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn ói,… Thêm gừng vào thực đơn ăn uống trong quá trình điều trị bệnh ung thư xương sẽ giúp người bệnh giảm đáng kể triệu chứng ợ hơi hay buồn nôn và cung cấp một số hoạt chất giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Bạn có thể dùng gừng ở dạng tươi, tinh chất gừng, trà gừng hay bột gừng đều được.

Nghệ: hợp chất curcumin được tìm thấy trong củ nghệ có tính kháng viêm và chống oxy hóa rất cao, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư nói chung và ung thư xương nói riêng hiệu quả. Các chiết xuất từ nghệ đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu để phát triển biện pháp điều trị một số bệnh ung thư như ung thư xương, ung thư vú, ung thư da, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt.



Ớt: có chứa hợp chất capsaicin – hợp chất có khả năng giảm các cơn đau một cách hiệu quả. Một số loại kem được tổng hợp từ capsaicin có tác dụng khá tốt trong việc giảm nhẹ các cơn đau thần kinh hay đau xương sau phẫu thuật ung thư. Ngoài ra, ớt còn có tác dụng trị chứng khó tiêu hiệu quả mà bạn nên chú ý để áp dụng cho thật tốt.

Tỏi và các loại gia vị thuộc họ tỏi như hành tây, hành lá, hẹ, tỏi tây,… đều có hàm lượng lưu huỳnh cao, chứa nhiều arginine, flavonoids và selen tốt cho sức khỏe. Tỏi có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư xương và nhiều loại ung thư khác thông qua nhiều cơ chế, ví dụ như ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy sửa chữa những tổn thương ở tế bào, khiến các tế bào tuân thủ đúng chu trình phát triển bình thường.

Một số nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều tỏi có thể giảm nguy cơ ung thư xương, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày. Ngoài ra, loại gia vị này còn có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giảm huyết áp hiệu quả.



Lá hương thảo: có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và được sử dụng khá nhiều trong món Ý. Đây là loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa, có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các gốc tự do gây ung thư, bao gồm cả ung thư xương. Ngoài ra, hương thảo còn có khả năng giải độc, trị chứng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn hay các vấn đề về tiêu hóa. Uống trà hương thảo có thể làm giảm các cơn đau dạ dày.

Bạc hà: trong điều trị ung thư xương, bạc hà có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm tình trạng viêm loét, dị ứng hay nhiễm trùng do quá trình hóa trị, xạ trị, chữa trị các chứng ợ hơi, khó tiêu hay đau bụng, tiêu chảy hiệu quả.

Hoa cúc: trà hoa cúc giúp bệnh nhân ung thư xương xoa dịu các cơn đau, dễ ngủ, thanh nhiệt, làm giảm các vết viêm loét do hóa trị, xạ trị, đồng thời cải thiện hệ thống tiêu hóa, giảm căng cơ hay các cơn co thắt dạ dày hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Chữa trị teo cơ như thế nào?

Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm 


Chẩn đoán


Các bác sĩ chủ yếu bằng khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân:

Cận lâm sàng

CT Scan.

MRI: các xét nghiệm hình ảnh học sẽ cho thấy khối lượng cơ giảm.

Xét nghiệm máu: Khi cơ phân hủy nhiều sẽ làm tăng các chất như Ure, Kali, CK, LDH.

Xét nghiệm nước tiểu: Khi cơ phân hủy khiến nước tiểu có màu đỏ sẫm, hoặc nâu. Các xét nghiệm như Myoglobin, Phân tích nước tiểu 10 thông số sẽ được chỉ định.

Điện cơ: đặc biệt nhạy với các trường hợp teo cơ do thần kinh cơ. Kết quả những trường hợp này thường là tổn thương thần kinh mạn tính, giúp nhận ra các dây thần kinh cơ đã chết.



Chẩn đoán phân biệt

- Viêm cơ, tiêu cơ vân:

Tình trạng này có thể gây teo cơ hoặc sưng vùng cơ bị viêm, tiêu hủy. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra suy thận cấp, dẫn đến suy đa cơ quan.

Đặc điểm lâm sàng:
Sưng, mỏi yếu cơ
Nước tiểu sẫm màu, màu đỏ, màu xá xị
Các biến chứng do tăng Kali máu như: Loạn nhịp tim

- Giảm khối cơ do lão hóa:

Tình trạng teo cơ yếu cơ này thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nó hoàn toàn là một quá trình của tự nhiên. Mặc dù nó vẫn có thể gây ra yếu cơ và không hồi phục nhưng tình trạng này hoàn toàn bình thường và không cần can thiệp điều trị. Đối với người lớn tuổi mắc chứng này, các dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy, gậy, xe lăn… sẽ giúp họ cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Điều trị:


Tùy theo nguyên nhân teo cơ mà việc điều trị cũng khác nhau. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.

Dinh dưỡng

Các thức ăn có nhiều đạm, protein, vitamin B là các nhóm được chú trọng trong điều trị teo cơ. Dinh dưỡng là bước điều trị thiết yếu bất kể nguyên nhân nào gây ra teo cơ.



Một số chế độ ăn  được thiết kế đặc biệt chứa nhiều glutamin, creatine cũng đang được nghiên cứu và ngày càng chứng tỏ hiệu quả.

Tập vật lý trị liệu

Mặc dù đây cũng là điều trị cơ bản và cần thiết cho người bị teo cơ. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ khá khác biệt, thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra teo cơ.

Đối với các nguyên nhân do ít vận động cơ như bất động lâu ngày, chấn thương thì Tập vật lý trị liệu sẽ giúp teo cơ hồi phục. Thậm chí, một số trường hợp có thể quay về tình trạng như trước khi bị teo cơ.

Thuốc điều trị

- Mục đích làm chậm tiến triển bệnh:

- Mục đích hỗ trợ, điều trị triệu chứng:

Một số bệnh như loạn dưỡng cơ Duchenne, Becker do đột biến gen gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.

Liệu pháp gen

Tương tự như liệu pháp tế bào, mục đích là tác động vào nguồn gốc bệnh. Trong liệu pháp này, các chuyên gia sẽ cũng cấp các gen mã hóa lành không bệnh vào nhóm cơ, cơ thể của người bệnh để sữa chữa các đột biến lỗi. Mặc dù khá triển vọng nhưng phương pháp này cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi đưa vào điều trị rộng rãi.


Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Giãn dây chằng bả vai là gì?

Biểu hiện của bệnh này là những cơn đau, nhức mỏi vùng bả vai. Có thể lan xuống cánh tay có lúc cả vùng lưng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt những cơn đau nhức càng tăng lên nếu chúng ta vận động


Trước hết chúng ta cần hiểu dây chẳng là gì ? Đó là một giải mô dai nối hai xương của một khóp ở phía khớp bị căng ra hơn cả. Tuy vậy tính dẻo dai này là vô hạn nếu chúng ta làm cho khớp quá căng thì có thể dẫn tới tình trạng dây chằng bị giãn.

Đó là điều tất yếu xảy ra khi chúng ta làm việc quá sức, sai tư thế hoặc có thể do vấn đề tuổi tác. Dây chằng là một bộ phận rất dễ bị tổn thương đôi khi chỉ bởi hành động vươn vai quá sức hoặc đột ngột có thể dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng bả vai?


Sự vận động và tư thế sau: xách vác những vật nặng trong thời gian dài, vận động quá sức vùng khớp vai. Lười vận động hoặc vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân hình thành bệnh.
Những tác động từ bên ngoài cũng có thể là bị giãn

Cơ thể bị lão hóa làm dây chằng bị giãn sau một thời gian dài co giãn điều độ. Đó là giai đoạn lão hóa chung của các bộ phận trong cơ thể.

Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến trường hợp cọ xát xương khớp gây viêm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận động lâu

Giãn dây chằng bả vai chữa như thế nào ?


Khi có hiện tượng giãn dây chằng bả vai chúng ta cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường khi đau vùng bả vai bác sĩ sẽ cho tiến hành phương pháp chụp Xquang. Nếu không có thương tổn về xương khớp sẽ kết luận là bị giãn dây chằng. Để giảm đau và điều trị hiệu quả chúng ta có thể áp dụng các cách điều trị sau.

Chườm nóng/lạnh

Nếu chúng ta dùng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể làm co mạch tại chỗ. Từ đó giảm triệu chứng đau ở vùng bả vai. Thực hiện phương pháp này trong vòng 30 phút bạn sẽ thấy các cơ của vùng bả vai giãn ra. Nhờ vậy mà hiện tượng đau ở bả vai có thể giảm xuống.

Xoa bóp vật lý trị liệu

Theo nhiều người hướng dẫn thì xoa bóp có thể làm giảm tình trạng co cứng các cơ xung quanh khớp. Làm các cơ vận động linh hoạt hơn. Đồng thời kích thích lưu thông máu giảm được các cơn đau nhức. Cách làm này không những giảm được những cơn đau nhức mà có thể làm giảm khả năng tái phát



Tập luyện đơn giản

Những bài tập nhẹ nhàng giúp cho xương cốt được linh hoạt hơn. Đồng thời tốt cho sức khỏe, tinh thần và thể lực. Từ đó cải thiện được giãn dây chằng ở bả vai.

Chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý

Nhờ có chế độ ăn uống hợp lý mà chúng ta có thể có sức đề kháng tốt hơn. Tránh được tình trạng mệt mỏi do các cơn đau hành hạ. Đồng thời nghỉ ngơi giúp giảm những cơn đau nhức ở vùng vai hiệu quả. Bạn nên nằm thư giãn và thả lỏng sẽ giúp giảm những cơn đau hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Hội chứng Fibromyalgia là gì?

Fibromyalgia (đau xơ cơ) là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể, tuy nhiên bệnh nhân không có các tổn thương thực thể tại cơ xương khớp.


Bệnh gặp đa số ở phụ nữ, đặc biệt lứa tuổi từ 35 – 55. Rất ít gặp ở nam giới, trẻ em và người lớn tuổi. Bệnh xuất hiện đơn thuần hoặc đi kèm với các bệnh lý khác. Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1-3% dân số

Triệu chứng nổi bật nhất là đau và nhạy cảm với các kích thích gây đau dù nơi xuất hiện đau không có dấu hiệu viêm hay nhiễm trùng. Đau tại gân, cơ hoặc phần mềm quanh khớp, có thể đối xứng hai bên.

Các vị trí thường gặp là cổ, mông, vai, lưng trên và ngực… Cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng. Khi kích thích vào các điểm nhạy cảm (điểm đau –tender point ) có thể làm lan tỏa cơn đau.

Đau xơ cơ thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi, mất ngủ hoặc trầm cảm. 90% trường hợp có rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ sâu, 50% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm lý; kém tập trung, hay quên, dễ bị kích thích, lo lắng và buồn rầu… nên dễ chẩn đoán nhầm bệnh đau sợi cơ với bệnh trầm cảm.



Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu mạn tính, dị cảm, tê cứng một vùng của cơ thể, hội chứng đại tràng kích thích, hội chứng trào ngược dạ dày, kích thích bàng quang…

Các triệu chứng khác: hội chứng tiền mãn kinh, đau ngực, nhậy cảm quá mức với ánh sáng, tiếng ồn, các thuốc điều trị.

Các yếu tố thuận lợi gây khởi phát và tiến triển như thay đổi thời tiết, tình trạng nhiễm khuẩn, thay đổi hocmon (mãn kinh), stress, trầm cảm…

Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng chất P và suy giảm hàm lượng Serotonin trong máu bệnh nhân, cùng với nó là những bất thường về nhận cảm đau do giảm ngưỡng đau hoặc tăng mẫn cảm với các kích thích ngoại vi hoặc các thay đổi chức năng hệ thần kinh trung ương

Có một số giả thuyết đưa ra như sau:


Yếu tố di truyền: vai trò của gen trong quyết định quá trình nhận cảm và xử lý các thông tin về đau, tuy nhiên cho đến nay những gen này chưa được xác định.

Các rối loạn giấc ngủ, thay đổi nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa, chấn thương, bệnh lý mạn tính, các rối loạn tâm lý, stress… và sự mất cân bằng sinh có ảnh hưởng đến quá trình nhận cảm đau của bệnh nhân và hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh lý đau xơ cơ xảy ra là do kết hợp từ nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nói trên.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể làm bạn yên tâm hơn cũng như có kiến thức khám chữa bệnh tốt nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.