Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Loãng xương có di truyền không?

Loãng xương di truyền là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ai cũng có thể mắc phải, nhất là đối tượng trung niên và người cao tuổi. Vì vậy, mẹ của bạn đã bị loãng xương cần phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngừa những biến chứng của loãng xương là gãy xương.

Loãng xương là tình trạng mật độ canxi và khoáng chất trong xương bị suy giảm, khiến cho xương trở nên giòn, xốp, làm tăng nguy cơ gãy xương. Khi bị loãng xương chỉ cần những va chạm dù là rất nhẹ cũng dẫn đến gãy xương. 

Nếu xương bị gãy sẽ rất khó liền trở lại. Người bệnh cần phải nằm một chỗ, điều trị dài ngày trong bệnh viện, vừa tốn kém thời gian, lại giảm tuổi thọ của người bệnh, chưa kể tới những biến chứng do nằm một chỗ gây bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, lở loét ở các nơi tì, đè…

Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Loãng xương có di truyền không?
Loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai. Phân biệt bệnh ZONA thần kinh và bệnh giời leo http://coxuongkhoppcc.com/phan-biet-benh-zona-than-kinh-va-benh-gioi-leo.html

Bạn nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để phòng ngừa bệnh loãng xương, loãng xương nếu phát hiện sớm có thể phòng ngừa và can thiệp để làm chậm quá trình xương bị giòn, yếu.

Thực hiện lối sống lành mạnh, duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ba lần/tuần, mỗi lần 30 phút, đảm bảu chế độ ăn đầy đủ canxi kết hợp với bổ sung viên canxi – theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần) để phòng ngừa được bệnh loãng xương.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa nhanh chóng

Giấc ngủ đóng vai trò rất cần thiết cho việc thư giãn, phục hồi chức năng của các cơ quan. Vì vậy, việc ngủ đúng tư thế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa là bệnh liên quan đến dây thần kinh, gây ra chứng đau lưng kéo xuống chân trái hoặc chân phải, ít trường hợp đau cả hai chân. Bệnh do tổn thương dây thần kinh tọa gây ra, bắt nguồn từ thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc các chấn thương do vận động thông thường.

Tư thế bào thai: Ở tư thế bào thai, cột sống được kéo giãn và hầu như không phải chịu bất cứ áp lực nào từ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là tư thế giúp khắc phục tật ngáy ngủ và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để nằm theo tư thế bào thai, người bệnh nằm co gối sát gần tới cằm giống như thai nhi trong bụng mẹ.

Nằm ngửa thẳng lưng: Tư thế nằm ngửa lưng giúp cho cột sống được giữ thẳng. Người bệnh nên nằm đệm êm nhưng không lún (vì có thể làm cong võng xương), dưới gáy kê một chiếc gối êm. Dưới gối cũng nên để một chiếc gối lớn và mềm mại giúp cơ thể thoải mái và lưng ở tư thế tự nhiên hơn.

Ngoài tư thế ngủ, cách chữa trị đau dây thần kinh tọa còn bao gồm các bài tập đơn giản mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa nhanh chóng
Chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa nhanh chóng


Bài tập với ghế: Đây được xem là bài tập đơn giản nhất và tốn ít sức nhất trong các cách chữa trị đau dây thần kinh tọa. Đặt 1 chiếc ghế chân vững, có chiều cao đến đầu gối. Sau đó đặt chân phải lên mặt ghế, má ngoài của cánh tay trái được đặt lên đầu gối của chân phải, chân phải chống hông. Thực hiện động tác xoay thân từ trái sang phải rồi giữ nguyên tư thế đó trong 30 giây. Tiếp đến thực hiện tương tự nhưng là xoay người sang trái. Lặp lại từ 5 đến 10 lần.

Động tác vặn hông: Động tác vặn hông cũng là một cách chữa trị thần kinh tọa khá hiệu quả. Đây cũng là động tác khởi động mà chúng ta hay làm khi tập thể dục. Để hai chân rộng bằng vai, hai cánh tay chống vào hông. Sau đó thực hiện xoay hông theo chiều kim đồng hồ 5 lần, rồi lại đảo chiều. Có thể làm động tác này 15 phút.

Động tác con mèo: Ở động tác này, chúng ta sẽ thực hiện tư thế giống một con mèo đang đứng. Thực hiện quỳ 2 gối xuống thảm, đồng thời đặt 2 tay chạm đất. Uốn cong võng lưng, ưỡng mông và hướng đầu lên trên, giữ nguyên tư thế trong 10 giây. 

Sau đó uốn cong lưng lên phía trên (giống như đang gồng lên), đầu cúi và cũng giữ 10 giây. Cuối cùng, làm tư thế giống như lúc chuẩn bị, đầu ngoái lại phía sau và giữ 10 giây. Thực hiện khoảng 2 phút, động tác này sẽ giúp kéo giãn các khớp lưng, giảm lực ép lên dây thần kinh tọa

Quỳ gối cúi người: Quỳ gối cúi người thường gặp khi tập yoga. Người tập quỳ hai gối xuống thảm, đầu cúi, gập gối rồi hạ dần thân xuống cho đến khi mông chạm hai gót chân sau. Hai bàn tay úp xuống thảm, duỗi thẳng, người cũng duỗi thẳng tối đa. Đến khi mỏi chân, bạn có thể dừng lại.

Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần là gì?

Viêm quanh khớp vai đơn thuần hay còn gọi là viêm quanh khớp vai thông thường là một bệnh lý được đặc trưng với những cơn đau khớp vai, kèm theo đó là các hạn chế vận động khớp vai điều này khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm quanh khớp vai có nhiều nhưng các nguyên nhân như thoái hóa gân, viêm nhiễm các phần mềm quanh vai là chính.

Viêm quanh khớp vai thông thường là một thể hay gặp nhất trong bệnh viêm quanh khớp vai và chiếm tới khoảng 90% số bệnh nhân. Vậy nên, người bệnh nên có các phương pháp thích hợp để điều trị căn bệnh này khi mắc phải.

Đến đây, câu trả lời cho câu hỏi viêm quanh khớp vai là gì đã được trả lời, mỗi người đã có một cái nhìn sơ khai nhất về căn bệnh này cũng như trang bị được một kiến thức cơ bản nhất.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh viêm quanh khớp vai, sau đây là một số nguyên nhân chính:

Thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay: Hai căn bệnh này có thể không gây lắng động calci nhưng có thể gây đứt gân, rách gân chóp xoay. Việc đứt và rách gân gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho khu vực quanh khớp vai.

Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai: Gây nhiễm trùng , tác động trực tiếp tới các mô mềm, gân, cơ chằng, hạn chế vận động, gây nhức nhối.

Viêm bao bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay: Hiện tượng viêm dẫn tới đau nhức, hạn chế vận đông của khớp cánh tay, không chỉ vậy, nó còn khiến cho khu vực bị viêm tấy đỏ, sưng đau.

Triệu chứng

Bệnh viêm quanh khớp vai có một số triệu chứng cơ bản và thường gặp ở mọi đối tượng bệnh; thông thường có hai triệu chứng hay gặp là triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể.

Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần là gì?
Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần là gì?


Triệu chứng cơ năng: Các hiện tượng như đau mỏm cùng vai, đau xung quanh khớp vai, vùng cơ delta, các vận động bị hạn chế vì đau, những cơn đau đến theo từng đợt và sẽ kết thúc khi được nghỉ ngơi thư giãn.

Triệu chứng thực thể: Khi người bị đau quanh khớp vai đơn thuần đi khám sẽ có những điểm đau nhói khi ấn vào khu vực dưới mỏm cùng vai, chỗ tổn thương của gân. Các vận động dạng gấp, duỗi hay dang tay nên hạn chế vận động tránh gây nên những đau đớn cho người bệnh.

Bệnh nhân viêm quanh khớp vai đơn thuần khi đi khám sẽ không tìm thấy bất cứ một tổn thương nào của vai, nói cách khác các hoạt động của vai hoàn toàn bình thường. Tất cả mọi triệu chứng đau là do các tổn thương của dây chằng, viêm gân, cơ… Phân biệt bệnh ZONA thần kinh và bệnh giời leo http://coxuongkhoppcc.com/phan-biet-benh-zona-than-kinh-va-benh-gioi-leo.html

Bệnh nhân viêm quanh khớp vai đơn thuần nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tiếp tục tái bệnh sau một thời gian bệnh ngừng và sẽ dai dẳng gây đau đớn cho người bệnh.

Giống như các bệnh xương khớp, bệnh viêm quanh khớp vai đơn thuần có hai phương pháp điều trị chính đó là: sử dụng phương pháp Tây y và sử dụng phương pháp Đông y.

Sử dụng phương pháp Tây y chữa trị đau vai gáy thường là sử dụng các loại thuốc giảm đau, các thuốc chống viêm, chống co thắt… Các thuốc này nhanh chóng mang lại hiệu quả cho người bệnh nhưng khi không có sự hướng dẫn của bác sỹ thì không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc. Nếu lạm dụng thuốc Tây y trong quá trình điều trị bệnh viêm quanh khớp vai người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ không đáng có.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như chườm lạnh, sử dụng tia hồng ngoại, kích thích điện, xoa bóp, kéo dãn… Để có kết quả nhanh chóng, người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu.

Bệnh nặng người bệnh phải tiến hành phẫu thuật, phẫu thuật có thể là sử dụng mổ laze hoặc mổ phanh, tuy nhiên phương pháp mổ laze vừa nhanh chóng phục hồi lại có thể giảm đau đớn cho người bệnh.

►Xem thêm: Trật khớp vai

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Tìm hiểu trật khớp vai là gì?

Trật khớp vai là tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Trật khớp vai xảy ra khi trụ cầu xương cánh tay trật khỏi hõm chứa ở bả vai. Khớp vai là khớp di động nhất của cơ thể, vì vậy nên bạn rất dễ bị trật khớp

Triệu chứng thường gặp

Biến dạng có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường; Sưng hoặc bầm tím vùng vai – cánh tay; Đau dữ dội; Không có khả năng di chuyển khớp; Tê, co giật hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay, ngón tay.

Vai trật khớp cũng gây tê, yếu hoặc ngứa ran ở gần vùng chấn thương, chẳng hạn như ở cổ hoặc dưới cánh tay. Các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt và làm tăng cường độ đau.

Khi bị trật khớp vai, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây là chấn thương nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Các khớp vai là khớp thường xuyên bị trật khớp nhất của cơ thể vì nó di chuyển trong nhiều hướng khác nhau, vai có thể trật ra trước, sau hoặc đi xuống dưới. Bạn có thể trật vai hoàn toàn hoặc một phần, mặc dù hầu hết các trường hợp xảy ra ở mặt trước của vai. Ngoài ra, mô sợi nối xương vai có thể bị kéo dài hoặc rách, làm tình trạng phức tạp hơn.

Tìm hiểu trật khớp vai là gì?
Tìm hiểu trật khớp vai là gì?


Phải mất một lực rất mạnh, chẳng hạn như một va chạm bất ngờ vào vai, để kéo xương ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu bạn xoay cực khớp vai quá mức cũng có thể làm bật đầu trên xương cánh tay khỏi hõm vai. Ben cạnh đó, trật khớp một phần cũng có thể xảy ra.

Một số nguyên nhân gây ra trật khớp vai, bao gồm:

Chấn thương khi chơi thể thao: vai trật khớp là tình trạng thường gặp trong các môn thể thao như bóng đá, khúc côn cầu và các môn thể thao dễ té ngã, chẳng hạn như trượt tuyết đổ đèo, thể dục và bóng chuyền;

Chấn thương không liên quan đến thể thao: tai nạn xe cộ là nguyên nhân phổ biến gây ra trật khớp;
Té ngã: bạn có thể trật vai do ngã, chẳng hạn như ngã từ thang hoặc sàn nhà trơn trượt.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ sẽ kiểm tra các khu vực bị ảnh hưởng, sưng hoặc biến dạng. Điều quan trọng là bạn cần cho bác sĩ biết nguyên nhân gây trật khớp vai và đã từng bị trật khớp trước đó hay không. Bác sĩ sẽ xem xét vai và có thể yêu cầu chụp X-quang để xem các khớp và xương bị gãy hoặc tổn hại khác về khớp vai.

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Tìm hiểu liệu pháp ngừa ung thư xương

Thay đổi thói quen ăn uống là một trong các liệu pháp ngừa ung thư xương được các chuyên gia y tế hàng đầu khuyên chúng ta nên áp dụng. 

Sử dụng lô hội: những kết quả nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, lô hội (hay nha đam) có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả. Đặc biệt hơn, các chất có trong nha đam còn có khả năng ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác, nhờ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư xương tốt hơn mà không gây ra tác dụng phụ.

Tăng cường thực phẩm giàu canxi, magie và stronti: khi mắc bệnh ung thư xương thì xương của chúng ta trở nên giòn, dễ gãy và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để tăng cường sức khỏe của xương khớp chính là bổ sung đầy đủ canxi trong các bữa ăn hằng ngày. 

Trong số những thực phẩm giàu canxi thì sữa được xem là nguồn cung cấp thiết yếu đối với mỗi chúng ta để có bộ xương khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa ung thư xương hiệu quả.

Ngoài nỗ lực bổ sung canxi thì việc tăng cường các khoáng chất tự nhiên (stronti) và magie cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện xương khớp và hỗ trợ phòng ngừa ung thư xương tốt hơn. Quan trọng là bạn cần chú ý có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều muối, chiên nướng hay chế biến sẵn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,…

Tìm hiểu liệu pháp ngừa ung thư xương
Tìm hiểu liệu pháp ngừa ung thư xương


Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Duy trì một lối sống lành mạnh: điều quan trọng nhất đối với mỗi chúng ta để ngăn ngừa ung thư xương là có một lối sống lành mạnh, tránh xa những thói quen xấu như hút thuốc bởi độc tố trong khói thuốc có thể dễ dàng hủy hoại cơ thể nói chung và tăng nguy cơ ung thư xương nói riêng. Thay vào đó, bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách tập yoga, xem phim hoặc tham gia những câu lạc bộ tập luyện thể dục thể thao,…

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: việc sống trong một môi trường không khí quá ô nhiễm và tiếp xúc nhiều với tia UV có trong ánh nắng mặt trời cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương. Để giảm nguy cơ mắc bệnh thì bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể, cải thiện môi trường sống và hạn chế đến những nơi có không khí ô nhiễm,… Phòng khám cơ xương khớp PCC

Tập thể dục: từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định rằng thói quen tập thể dục đều đặn hằng ngày có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa sự tấn công của một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư xương. 

Bên cạnh đó, việc tập thể dục còn có tác dụng cải thiện tim mạch, và tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo âu,… Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập và thời gian tập cho phù hợp, tăng hiệu quả phòng ngừa ung thư xương.

►Xem thêm: Viêm quanh khớp vai

Tìm hiểu bệnh viêm quanh khớp vai

Tập thể thao quá sức, chơi một số môn thể thao đòi hỏi phải nhấc tay lên quá vai nhiều lần như chơi cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền có thể gây ra những tổn thương cho vùng vai. Ngoài ra còn do các chấn thương vùng vai do ngã, trượt, tai nạn ô tô, xe máy.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng viêm quanh khớp vai có thể kể đến là:

Thoái hóa gân do tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, khi xương khớp bắt đầu bước vào quá trình lão hóa.

Tổn thương gân cơ khớp vai: Công việc lao động nặng có các chấn thương cơ học lặp đi lặp lại gây tổn thương các gân cơ quanh khớp vai như gân cơ trên gai, cơ nhị đầu cánh tay.

Một số bệnh lý khác: Người mắc các bệnh như tim mạch, hô hấp, tiểu đường, ung thư vú, thần kinh, lạm dụng thuốc ngủ… cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng viêm quanh khớp vai.

Biểu hiện viêm quanh khớp vai

Xuất hiện cơn đau: Đau ở vai, ở rãnh chữ V của cơ delta, đôi khi lan xuống cánh tay thậm chí cả cẳng tay, mu tay. Đau tăng khi làm một số động tác của vai, nhất là lúc tỳ vào vai, khó nằm nghiêng. Ngoài ra, còn đau nhói ở dưới mỏm cùng vai ngoài hoặc ngay phía trước mỏm cùng vai, tương ứng với vị trí tổn thương của gân.

Hạn chế vận động: Cảm thấy đau vai kèm theo hạn chế vận động, mất khả năng dang chủ động của cánh tay, luôn luôn kết hợp với đứt gân dưới gai làm mất khả năng xoay ngoài chủ động của cánh tay. Cơn đau biến mất một cách tự phát hoặc do dùng điều trị nhưng không phục hồi được khả năng vận động.

Tìm hiểu bệnh viêm quanh khớp vai
Tìm hiểu bệnh viêm quanh khớp vai 


Loạn dưỡng chi trên do phản xạ hoặc hội chứng vai – bàn tay: Sự co cứng khớp vai do rối loạn thần kinh dinh dưỡng lan tỏa, liên quan đến cả xương, cơ, mạch máu và da tạo nên cơn đau do loạn dưỡng thần kinh phản xạ ở chi trên gây nên.

Viêm quanh khớp vai dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì cũng đều gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe và tinh thần người bệnh. Biến chứng thường thấy của bệnh này là nguy cơ viêm gân và viêm túi thanh mạc dưới mỏm cùng vai delta. 

 Do đó, khi phát hiện bản thân có triệu chứng của viêm quanh khớp vai, tốt hơn người bệnh nên đi khám chữa sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tránh bệnh phát triển phức tạp và gây những hậu quả đáng tiếc.

Phương pháp chữa viêm quanh khớp vai hiệu quả?

Dùng thuốc tây y, vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt thông thường là những liệu pháp điều trị viêm đau xương khớp mà nhiều người nghĩ đến nhưng chỉ có tác dụng giảm đau, giảm bớt các triệu chứng lâm sàng mà không đem lại hiệu quả điều trị và có thể tái phát khi ngừng sử dụng. Hơn nữa, việc dùng mẹo dân gian chữa bệnh chỉ có tác dụng và thích hợp với tình trạng bệnh lý nhẹ hoặc ở giai đoạn đầu. 

Đối với những trường hợp bệnh nặng và diễn ra đã lâu dài, bạn nên đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín để được chẩn đoán và có liệu pháp điều trị dứt điểm. Trong khi đó, việc sử dụng liệu pháp Đông y trong điều trị viêm quanh khớp vai hiện nay đang được nhiều người bệnh đánh giá cao bởi hiệu quả dứt điểm, an toàn và điều trị nhanh chóng.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Bị loãng xương do thuốc gây ra

Loãng xương do thuốc là tình trạng xương bị mất chất khoáng do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh gây ra. Sự uống thuốc không cẩn trọng, uống thuốc bừa bãi, dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hoặc điều trị không toàn diện có thể dẫn đến loãng xương. Kết quả, sau khi điều trị bệnh chính, người bệnh có thể phải điều trị tiếp theo bệnh loãng xương do thuốc gây ra.

Tùy vào từng nồng độ thuốc dùng (cao hay thấp), tùy vào thời gian sử dụng (ngắn hay dài) và đường dùng (uống hay tiêm), hiện tượng loãng xương do thuốc xảy ra ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Giống như loãng xương thông thường, loãng xương do thuốc cũng được xác định bằng cách đo mật độ xương. Người ta sẽ đo độ hấp thụ tia X khi chụp xương và từ đó đánh giá về mật độ xương. Điều khác biệt ở loãng xương do thuốc là: nếu dừng thuốc đúng lúc, loãng xương do thuốc không gây hệ lụy nghiêm trọng.

Nhưng nếu dùng thuốc kéo dài, loãng xương do thuốc có thể gây gãy xương đùi và có thể dẫn tới tử vong ở người lớn tuổi. Câu hỏi được đặt ra là: Thuốc nào và bằng cách nào chúng có thể gây ra loãng xương?

Quy trình canxi đi vào xương như sau: Canxi được hấp thu từ ruột, sau đó dưới tác dụng của vitamin D sẽ đi vào xương, tạo cốt bào sử dụng để tạo xương, hủy cốt bào sửa chữa hủy bớt phần xương thừa. Nếu như các thuốc tác động vào một trong các mắt xích này thì gây ra loãng xương.

Xét theo cơ chế phân tử, các thuốc gây loãng xương theo các cơ chế sau: tăng thoái biến vitamin D, ức chế tạo cốt bào, tăng hoạt động của hủy cốt bào, giảm hòa tan canxi, tăng biệt hóa nguyên tạo cốt bào sang tế bào sinh mỡ.

Giảm hòa tan canxi trong ruột chính là các thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Dùng thuốc này càng mạnh, càng kéo dài thì nồng độ axit trong dạ dày càng xuống thấp khiến cho canxi khó hòa tan. Do đó giảm khả năng hấp thụ canxi vào trong máu. Nồng độ canxi hạ thấp khiến cho thiếu nguyên liệu tạo xương. Với loại loãng xương này có thể dùng canxi bổ sung.

Bị loãng xương do thuốc gây ra
Bị loãng xương do thuốc gây ra


Tăng sự thoái biến vitamin D làm cho canxi đi vào máu nhưng khó lắng đọng vào xương. Đây là tác dụng phụ của thuốc điều trị động kinh. Thuốc điều trị động kinh phải uống tới 2 năm. Thời gian này đủ để cho một người phụ nữ 40 tuổi chuyển sang loãng xương. Với loại loãng xương này, chỉ cần dùng vitamin D tăng cường. Rối loạn khớp thái dương hàm http://coxuongkhoppcc.com/roi-loan-khop-thai-duong-ham.html

Tăng hoạt động của hủy cốt bào là tác dụng phụ của thuốc chống đông máu, thuốc tránh thai progesteon, thuốc điều trị suy giáp trạng. Chúng làm tăng tốc độ hủy xương của các tế bào hủy cốt bào khiến cho xương bị hủy hoại nhiều hơn. Với loại loãng xương này, chúng ta phải dùng thuốc ức chế hủy cốt bào để điều trị.

Giảm hoạt động của tạo cốt bào là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm loại ức chế thoái biến serotonin, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 loại thiazolidinedion, thuốc điều trị bệnh tự miễn loại corticoid. 

Khi tế bào tạo cốt bào giảm hoạt động thì phần xương mới chậm được tạo ra. Do đó, xương bị mất chất canxi nhanh chóng. Thuốc làm tăng hoạt động của tạo cốt bào có thể sử dụng trong trường hợp này.

Hẹp ống sống thắt lưng là gì ?

Hẹp ống sống thắt lưng tiến triển khi mà ống sống và lỗ liên hợp (nơi các rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống) ở thắt lưng trở nên hẹp và tạo nên áp lực lên tủy sống và/hoặc các rễ thần kinh. Hầu hết các bệnh nhân bị hẹp ống sống thắt lưng là kết quả của sự lão hóa của cơ thể, tuy nhiên có một vài trường hợp hẹp ống sống bẩm sinh.

Mặt cắt ngang qua cột sống thắt lưng bình thường

Mặt cắt ngang qua cột sống của người bị hẹp ống sống thắt lưng

Dây chằng vàng

Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống

Diện khớp(chú ý sự phì đại diện khớp ở hình B so với A)

Màng cứng với các rễ thần kinh bên trong

Viêm khớp cột sống gây phì đại các diện khớp cột sống làm hẹp ống sống.

Mỏ xương phì đại vào ống sống hoặc lỗ liên hợp từ đó chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh

Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể gây hẹp ống sống thắt lưng, do làm giảm chiều cao đĩa đệm từ đó làm dây chằng vàng bị uốn cong, chèn ép vào ống sống

Trượt đốt sống thắt lưng

Hẹp ống sống bẩm sinh (ví dụ: những bệnh nhân bị chứng loạn sản sụn, những người vóc người quá nhỏ bé) có thể thấy xuất hiện triệu chứng rất sớm (khoảng 15 tuổi)

Hẹp ống sống thắt lưng có thể bị từ 1 tới 3 mức của cột sống thắt lưng: L3-4, L4-5 và L5S1.

Những triệu chứng của hẹp ống sống thắt lưng

Hẹp ống sống thắt lưng là gì ?
Hẹp ống sống thắt lưng là gì ?


Đau thắt lưng lan xuống hai mông, đùi, cẳng chân. Đau chân và bắp chân đôi khi được gọi là cách hồi thần kinh. Nhiều bệnh nhân than phiền là không thể đi bộ xa được so với trước đây, họ chỉ đi được một quãng ngắn hơn trước nhiều vì đau lan xuống hai chân và bắp chân, buộc bệnh nhân phải dừng lại, nghỉ ngơi hoặc ngồi xuống. Khi họ tiếp tục đi những triệu chứng trên lại xuất hiện trở lại.

Đau chân lan xuống dưới, giống với đau thần kinh tọa. Đau rất khác nhau, từ nhẹ tới nặng, từ liên miên cho tới thành từ hồi. Ít khi hẹp ống sống gây liệt, tuy nhiên nếu để quá lâu đau và các triệu chứng trên có thể trở nên tồi đi gây tê bì và yếu chân.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn(ví dụ: tiêm ngoài màng cứng) không có hiệu quả và các triệu chứng trở nên nặng hoặc tiến triển. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây hẹp ống sống:

Giải ép: lấy bỏ xương và/hoặc các thành phần gây chèn ép ống sống và lỗ liên hợp.

Hàn xương và cố định cột sống trong những trường hợp hẹp ống sống kèm mất vững cột sống(ví dụ: trượt đốt sống)

Đặt dụng cụ liên gai sau: là một vật liệu được đặt giữa gai sau hai đốt sống vừa có tác dụng làm vững thêm cột sống nhưng không làm mất tính vận động của cột sống, vừa làm mở rộng lỗ liên hợp làm giảm áp rễ thần kinh tại nơi nó thoát ra khỏi cột sống.

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Cách chữa đau ở khớp ngón chân cái

Đau ở khớp ngón chân cái rất hay gặp, đây không phải là bệnh lý về xương khớp bình thường mà còn là dấu hiệu của bệnh gout. Đau ở khớp ngón chân cái sẽ bị đau nhiều hơn về đêm, kèm theo những dấu hiệu như sưng phù, nóng đỏ, căng chân, đau dữ dội…

Không phải ai cũng bị đau ở khớp ngón chân cái, có những trường hợp có thể do vận động hay do áp lựcchèn ép lên các khớp và bị đau, nhưng sẽ không lặp lại va nhanh chóng biến mất, tuy nhiên đối với người bị đau khớp ngón chân cái có nguyên nhân từ bệnh gout thì chính là do các acid uric trong máu bị cao do thận không hoạt động được kịp thời khiến cho tình trạng đau và sưng.

Ngoài ra còn có thể là do ăn những thực phẩm có chứa nhiều các purin, cũng có thể là do bị duy truyền tức là cơ thể đã tồn tại sẵn hàm lượng acid uric trong máu cao.

Do đang mắc các bệnh về xương khớp, huyết áp, thận, động mạch, tim hay tiểu đường… đều khiến cho khớp ở ngón chân cái bị đau thường xuyên. Nếu bệnh cứ kéo vài và chủ quan không chữa trị thì bệnh sẽ chuyển sang một giai đoạn khác nặng hơn.

Cách chữa trị đau khớp ở ngón chân cái

Như rất nhiều những bệnh lý khác, quá trình điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh thì mới mang lại hiệu quả dứt điểm bệnh.

Cách chữa đau ở khớp ngón chân cái
Cách chữa đau ở khớp ngón chân cái


Đối với nguyên nhân từ bệnh gout thì tốt nhất chính là điều trị giảm lượng acid uric trong máu xuống, và thuốc có thể sử dụng là allpurinol, thuốc giảm viêm nhiễm và giảm đau: corticoid, colchicin… có thể giúp giảm nhanh chóng cơn đau đang hành hạ. Đau xương cụt có nguy hiểm không http://coxuongkhoppcc.com/dau-xuong-cut-co-nguy-hiem-khong.html

Đối với những nguyên nhân khác thì cần chú ý chung đó là điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho cơ thể, chế độ vận động và sinh hoạt cũng như massage cho các khớp ở tay chân cần thường xuyên.

Đau ở khớp ngón chân cái có thể chỉ là một triệu chứng bình thường sau một ngày làm việc mệt mỏi và tác động nhiều lên vị trí đó, cũng có thể là bệnh lý về xương khớp và cũng có thể là nguyên nhân từ bệnh gout, từ đó cách chữa trị cũng không thể hoàn toàn giống nhau được… chính vì vậy những ai đang phải đối mặt với tình trạng phiền toái này cần phải đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và được sự tư vấn của bác sĩ để nhanh chóng dứt điểm bệnh sớm nhất.

Tất nhiên việc chữa trị để đảm bảo hiệu quả thì cần có sự kết hợp về ý thức trị bệnh của người bệnh. Cần chú ý tránh những tác nhân có hại như bia, rượu, thuốc lá, những chất kích thích khác, những thực phẩm có quá nhiều đạm và purin.

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Chứng co cứng cơ đột ngột

Ở người bình thường chứng co cứng cơ chủ yếu do vận động mạnh, làm việc quá sức, chơi thể thao hay bị một kích thích đột ngột nào đó. Đối với phụ nữ mang thai co cơ đột ngột thường xuyên xảy ra hơn.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa chứng co cơ đột ngột

Co cứng cơ hay chuột rút là biểu hiện thường gặp ở nhiều người, xảy ra trong vận động nặng, làm việc quá sức hay chơi thể thao. Đây cũng là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Thông thường cơ bắp vận hành co – giãn theo ý muốn và vận động của con người nhưng vì một lý do nào đó như làm việc quá mức, bị kích thích đột ngột, không khởi động đúng quy trình trước khi chơi thể thao hoặc uống bia rượu ngay sau khi chơi thể thao…

Nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải như rối loạn cân bằng muối mước, rối loạn cân bằng natri, kali, canxi,…

Đặc biệt, tình trạng co cứng cơ đột ngột rất phổ biến ở phụ nữ mang thai có thể xảy ra trong mọi thời điểm của thai kỳ, đặc biệt là các tháng cuối. Ở những tháng đầu do tình trạng ốm nghén, thai phụ có thể bị nôn, ăn uống kém, sụt cân … dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải.

Ở những tháng cuối do yêu cầu sử dụng canxi cho thai nhi cao hơn làm thay đổi cân bằng canxi, khuynh hướng thu nhận và thải trừ canxi không phù hợp với nhu cầu cơ thể dẫn đến tình trạng rối loạn cân bằng điện giải, mất cân bằng canxi, biểu hiện rõ nhất ở chứng co cứng cơ. 

Chứng co cứng cơ đột ngột
Chứng co cứng cơ đột ngột


Co cơ đột ngột không phải bệnh nhưng trong nhiều trường hợp co cơ đột ngột có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Đã có không ít trường hợp gặp sự cố co cơ khi đang chơi thể thao dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời, nhất là trong khi bơi lội.

Đối với phụ nữ mang thai, co cứng cơ rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng báo động co giật của hiện tượng sản giật. Nếu không phân biệt đúng sẽ gây nguy hiểm lớn đến thai phụ và thai nhi. Co cứng cơ thường xảy ra vùng cơ bắp chân, thai phụ hoàn toàn tỉnh táo và có cảm giác đau vùng bị co cứng. 

Sản giật có thể làm thai phụ tăng huyết áp, người bị phù nhiều, trước khi có cơn giật thường đau đầu, mất tri giác lúc co cơ. Sản giật là tình trạng cấp cứu, cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

Cách điều trị tức thời tình trạng co cứng cơ hiệu quả nhất là kéo dãn cơ theo chiều ngược lại và xoa bóp hoặc chịu đau một khoảng thời gian cơ sẽ tự động trả lại tư thế bình thường. Nếu sau một khoảng thời gian xoa bóp mà không thấy có dấu hiệu khá hơn thì cần đưa người bệnh tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

Để ngăn chặn chứng co cứng cơ, phụ nữ mang thai nên có chế độ ăn đầy đủ các chất khoáng, ăn nhiều rau xanh, bổ sung canxi đều đặn trong khi mang thai sẽ làm giảm phần nào các rối loạn điện giải và ngăn ngừa co cứng cơ.

Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị co cơ thì cũng không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu tần số bị co cơ tăng lên hoặc gây đau đớn vô cùng thì bạn cần đi khám bác sỹ. Những xét nghiệm sẽ cho biết liệu đó có phải là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như đau khớp hay suy tĩnh mạch hay không.

Khi bị co cứng cơ, bạn nên làm các bước sau để cơn đau giảm nhanh: Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị co cơ gây nên.

Nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân, gập về phía người. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 giây. Massage phần cơ bị chuột rút. Cần massage phần bắp chân từ dưới lên trên để giúp máu lưu thông. Tốt nhất nên làm động tác này 1-2 lần/ngày để phòng chuột rút.