Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Loãng xương có di truyền không?

Loãng xương di truyền là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ai cũng có thể mắc phải, nhất là đối tượng trung niên và người cao tuổi. Vì vậy, mẹ của bạn đã bị loãng xương cần phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngừa những biến chứng của loãng xương là gãy xương.

Loãng xương là tình trạng mật độ canxi và khoáng chất trong xương bị suy giảm, khiến cho xương trở nên giòn, xốp, làm tăng nguy cơ gãy xương. Khi bị loãng xương chỉ cần những va chạm dù là rất nhẹ cũng dẫn đến gãy xương. 

Nếu xương bị gãy sẽ rất khó liền trở lại. Người bệnh cần phải nằm một chỗ, điều trị dài ngày trong bệnh viện, vừa tốn kém thời gian, lại giảm tuổi thọ của người bệnh, chưa kể tới những biến chứng do nằm một chỗ gây bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, lở loét ở các nơi tì, đè…

Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Loãng xương có di truyền không?
Loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai. Phân biệt bệnh ZONA thần kinh và bệnh giời leo http://coxuongkhoppcc.com/phan-biet-benh-zona-than-kinh-va-benh-gioi-leo.html

Bạn nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để phòng ngừa bệnh loãng xương, loãng xương nếu phát hiện sớm có thể phòng ngừa và can thiệp để làm chậm quá trình xương bị giòn, yếu.

Thực hiện lối sống lành mạnh, duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ba lần/tuần, mỗi lần 30 phút, đảm bảu chế độ ăn đầy đủ canxi kết hợp với bổ sung viên canxi – theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần) để phòng ngừa được bệnh loãng xương.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa nhanh chóng

Giấc ngủ đóng vai trò rất cần thiết cho việc thư giãn, phục hồi chức năng của các cơ quan. Vì vậy, việc ngủ đúng tư thế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa là bệnh liên quan đến dây thần kinh, gây ra chứng đau lưng kéo xuống chân trái hoặc chân phải, ít trường hợp đau cả hai chân. Bệnh do tổn thương dây thần kinh tọa gây ra, bắt nguồn từ thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc các chấn thương do vận động thông thường.

Tư thế bào thai: Ở tư thế bào thai, cột sống được kéo giãn và hầu như không phải chịu bất cứ áp lực nào từ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là tư thế giúp khắc phục tật ngáy ngủ và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để nằm theo tư thế bào thai, người bệnh nằm co gối sát gần tới cằm giống như thai nhi trong bụng mẹ.

Nằm ngửa thẳng lưng: Tư thế nằm ngửa lưng giúp cho cột sống được giữ thẳng. Người bệnh nên nằm đệm êm nhưng không lún (vì có thể làm cong võng xương), dưới gáy kê một chiếc gối êm. Dưới gối cũng nên để một chiếc gối lớn và mềm mại giúp cơ thể thoải mái và lưng ở tư thế tự nhiên hơn.

Ngoài tư thế ngủ, cách chữa trị đau dây thần kinh tọa còn bao gồm các bài tập đơn giản mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa nhanh chóng
Chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa nhanh chóng


Bài tập với ghế: Đây được xem là bài tập đơn giản nhất và tốn ít sức nhất trong các cách chữa trị đau dây thần kinh tọa. Đặt 1 chiếc ghế chân vững, có chiều cao đến đầu gối. Sau đó đặt chân phải lên mặt ghế, má ngoài của cánh tay trái được đặt lên đầu gối của chân phải, chân phải chống hông. Thực hiện động tác xoay thân từ trái sang phải rồi giữ nguyên tư thế đó trong 30 giây. Tiếp đến thực hiện tương tự nhưng là xoay người sang trái. Lặp lại từ 5 đến 10 lần.

Động tác vặn hông: Động tác vặn hông cũng là một cách chữa trị thần kinh tọa khá hiệu quả. Đây cũng là động tác khởi động mà chúng ta hay làm khi tập thể dục. Để hai chân rộng bằng vai, hai cánh tay chống vào hông. Sau đó thực hiện xoay hông theo chiều kim đồng hồ 5 lần, rồi lại đảo chiều. Có thể làm động tác này 15 phút.

Động tác con mèo: Ở động tác này, chúng ta sẽ thực hiện tư thế giống một con mèo đang đứng. Thực hiện quỳ 2 gối xuống thảm, đồng thời đặt 2 tay chạm đất. Uốn cong võng lưng, ưỡng mông và hướng đầu lên trên, giữ nguyên tư thế trong 10 giây. 

Sau đó uốn cong lưng lên phía trên (giống như đang gồng lên), đầu cúi và cũng giữ 10 giây. Cuối cùng, làm tư thế giống như lúc chuẩn bị, đầu ngoái lại phía sau và giữ 10 giây. Thực hiện khoảng 2 phút, động tác này sẽ giúp kéo giãn các khớp lưng, giảm lực ép lên dây thần kinh tọa

Quỳ gối cúi người: Quỳ gối cúi người thường gặp khi tập yoga. Người tập quỳ hai gối xuống thảm, đầu cúi, gập gối rồi hạ dần thân xuống cho đến khi mông chạm hai gót chân sau. Hai bàn tay úp xuống thảm, duỗi thẳng, người cũng duỗi thẳng tối đa. Đến khi mỏi chân, bạn có thể dừng lại.

Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần là gì?

Viêm quanh khớp vai đơn thuần hay còn gọi là viêm quanh khớp vai thông thường là một bệnh lý được đặc trưng với những cơn đau khớp vai, kèm theo đó là các hạn chế vận động khớp vai điều này khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm quanh khớp vai có nhiều nhưng các nguyên nhân như thoái hóa gân, viêm nhiễm các phần mềm quanh vai là chính.

Viêm quanh khớp vai thông thường là một thể hay gặp nhất trong bệnh viêm quanh khớp vai và chiếm tới khoảng 90% số bệnh nhân. Vậy nên, người bệnh nên có các phương pháp thích hợp để điều trị căn bệnh này khi mắc phải.

Đến đây, câu trả lời cho câu hỏi viêm quanh khớp vai là gì đã được trả lời, mỗi người đã có một cái nhìn sơ khai nhất về căn bệnh này cũng như trang bị được một kiến thức cơ bản nhất.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh viêm quanh khớp vai, sau đây là một số nguyên nhân chính:

Thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay: Hai căn bệnh này có thể không gây lắng động calci nhưng có thể gây đứt gân, rách gân chóp xoay. Việc đứt và rách gân gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho khu vực quanh khớp vai.

Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai: Gây nhiễm trùng , tác động trực tiếp tới các mô mềm, gân, cơ chằng, hạn chế vận động, gây nhức nhối.

Viêm bao bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay: Hiện tượng viêm dẫn tới đau nhức, hạn chế vận đông của khớp cánh tay, không chỉ vậy, nó còn khiến cho khu vực bị viêm tấy đỏ, sưng đau.

Triệu chứng

Bệnh viêm quanh khớp vai có một số triệu chứng cơ bản và thường gặp ở mọi đối tượng bệnh; thông thường có hai triệu chứng hay gặp là triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể.

Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần là gì?
Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần là gì?


Triệu chứng cơ năng: Các hiện tượng như đau mỏm cùng vai, đau xung quanh khớp vai, vùng cơ delta, các vận động bị hạn chế vì đau, những cơn đau đến theo từng đợt và sẽ kết thúc khi được nghỉ ngơi thư giãn.

Triệu chứng thực thể: Khi người bị đau quanh khớp vai đơn thuần đi khám sẽ có những điểm đau nhói khi ấn vào khu vực dưới mỏm cùng vai, chỗ tổn thương của gân. Các vận động dạng gấp, duỗi hay dang tay nên hạn chế vận động tránh gây nên những đau đớn cho người bệnh.

Bệnh nhân viêm quanh khớp vai đơn thuần khi đi khám sẽ không tìm thấy bất cứ một tổn thương nào của vai, nói cách khác các hoạt động của vai hoàn toàn bình thường. Tất cả mọi triệu chứng đau là do các tổn thương của dây chằng, viêm gân, cơ… Phân biệt bệnh ZONA thần kinh và bệnh giời leo http://coxuongkhoppcc.com/phan-biet-benh-zona-than-kinh-va-benh-gioi-leo.html

Bệnh nhân viêm quanh khớp vai đơn thuần nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tiếp tục tái bệnh sau một thời gian bệnh ngừng và sẽ dai dẳng gây đau đớn cho người bệnh.

Giống như các bệnh xương khớp, bệnh viêm quanh khớp vai đơn thuần có hai phương pháp điều trị chính đó là: sử dụng phương pháp Tây y và sử dụng phương pháp Đông y.

Sử dụng phương pháp Tây y chữa trị đau vai gáy thường là sử dụng các loại thuốc giảm đau, các thuốc chống viêm, chống co thắt… Các thuốc này nhanh chóng mang lại hiệu quả cho người bệnh nhưng khi không có sự hướng dẫn của bác sỹ thì không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc. Nếu lạm dụng thuốc Tây y trong quá trình điều trị bệnh viêm quanh khớp vai người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ không đáng có.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như chườm lạnh, sử dụng tia hồng ngoại, kích thích điện, xoa bóp, kéo dãn… Để có kết quả nhanh chóng, người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu.

Bệnh nặng người bệnh phải tiến hành phẫu thuật, phẫu thuật có thể là sử dụng mổ laze hoặc mổ phanh, tuy nhiên phương pháp mổ laze vừa nhanh chóng phục hồi lại có thể giảm đau đớn cho người bệnh.

►Xem thêm: Trật khớp vai

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Tìm hiểu trật khớp vai là gì?

Trật khớp vai là tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Trật khớp vai xảy ra khi trụ cầu xương cánh tay trật khỏi hõm chứa ở bả vai. Khớp vai là khớp di động nhất của cơ thể, vì vậy nên bạn rất dễ bị trật khớp

Triệu chứng thường gặp

Biến dạng có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường; Sưng hoặc bầm tím vùng vai – cánh tay; Đau dữ dội; Không có khả năng di chuyển khớp; Tê, co giật hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay, ngón tay.

Vai trật khớp cũng gây tê, yếu hoặc ngứa ran ở gần vùng chấn thương, chẳng hạn như ở cổ hoặc dưới cánh tay. Các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt và làm tăng cường độ đau.

Khi bị trật khớp vai, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây là chấn thương nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Các khớp vai là khớp thường xuyên bị trật khớp nhất của cơ thể vì nó di chuyển trong nhiều hướng khác nhau, vai có thể trật ra trước, sau hoặc đi xuống dưới. Bạn có thể trật vai hoàn toàn hoặc một phần, mặc dù hầu hết các trường hợp xảy ra ở mặt trước của vai. Ngoài ra, mô sợi nối xương vai có thể bị kéo dài hoặc rách, làm tình trạng phức tạp hơn.

Tìm hiểu trật khớp vai là gì?
Tìm hiểu trật khớp vai là gì?


Phải mất một lực rất mạnh, chẳng hạn như một va chạm bất ngờ vào vai, để kéo xương ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu bạn xoay cực khớp vai quá mức cũng có thể làm bật đầu trên xương cánh tay khỏi hõm vai. Ben cạnh đó, trật khớp một phần cũng có thể xảy ra.

Một số nguyên nhân gây ra trật khớp vai, bao gồm:

Chấn thương khi chơi thể thao: vai trật khớp là tình trạng thường gặp trong các môn thể thao như bóng đá, khúc côn cầu và các môn thể thao dễ té ngã, chẳng hạn như trượt tuyết đổ đèo, thể dục và bóng chuyền;

Chấn thương không liên quan đến thể thao: tai nạn xe cộ là nguyên nhân phổ biến gây ra trật khớp;
Té ngã: bạn có thể trật vai do ngã, chẳng hạn như ngã từ thang hoặc sàn nhà trơn trượt.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ sẽ kiểm tra các khu vực bị ảnh hưởng, sưng hoặc biến dạng. Điều quan trọng là bạn cần cho bác sĩ biết nguyên nhân gây trật khớp vai và đã từng bị trật khớp trước đó hay không. Bác sĩ sẽ xem xét vai và có thể yêu cầu chụp X-quang để xem các khớp và xương bị gãy hoặc tổn hại khác về khớp vai.