Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Chẩn đoán gãy xương do loãng xương bằng chụp X-quang

Chụp X quang quy ước là phương pháp đánh giá tình trạng mất xương và loãng xương có độ đặc hiệu thấp. Tuy nhiên X quang quy ước có vai trò quan trọng chẩn đoán gãy xương.


Xác định chẩn đoán gãy xương trên phim chụp X quang vùng cổ tay, cổ xương đùi, khung chậu, và xương đùi là tương đối đơn giản, không khó.

Việc chẩn đoán xác định gãy cột sống khó khăn hơn vì các lý do sau:

Phần lớn các bệnh nhân gãy xương đốt sống do loãng xương không có triệu chứng và thường không được khám và chụp phim X quang để chẩn đoán.

Hình dạng của thân đốt ở vùng giữa và phía trước – sau khác nhau, do đó không dễ xác định sự biến đổi có tính chất bệnh lý của thân đốt, biến đổi đó có ý nghĩa về lâm sàng và sinh lý bệnh học của loãng xương.

Có 3 thể gãy đốt sống:

-Gãy kiểu thấu kính 2 mặt lõm.

-Gãy hình chèm.

-Xẹp lún toàn bộ đốt sống.



Thực tế lâm sàng những thay đổi hình dạng cột sống có thể quan sát được khi khám có ý nghĩa quan trọng. Nhưng những biến đổi kín đáo, mức độ biến dạng nhẹ rất khó xác định. căng cơ đầu gối http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-dau-goi.html

Những tình huống khác cũng có thể gây gãy lún đốt sống như viêm lồi cầu, thoái hóa khớp cũng cần phải chẩn đoán loại trừ. Trên phim chụp cũng có thể thấy hình ảnh giảm mật độ xương chứng tỏ có hiện tượng mất xương.

Mặc dù đây là sự đánh giá mang tính ước lượng, phụ thuộc nhiều yếu tố kỹ thuật như: sự tiếp xúc, cùng độ tia chụp v.v… Giảm mật độ xương thường là dấu hiệu của mất xương mới.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Điều trị khớp do thần kinh

Trường hợp chẩn đoán và điều trị bệnh khớp do thần kinh tổn thương biến dạng nặng hay gãy xương có thể cần phải phẫu thuật nẹp vít bên trong xương, lấy bỏ các mảnh dị vật - các canxi hóa trong khớp, làm cứng khớp hay phẫu thuật thay khớp toàn bộ.


Điều trị nguyên nhân, đặc biệt khi phát hiện sớm, điều trị tích cực bệnh chính có thể làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Điều trị bảo tồn: những trường hợp phát hiện sớm cần bất động khớp (bằng giày thiết kế chuyên dụng, bó bột hay dụng cụ nẹp ngoài...), hạn chế tối đa trọng lực cơ thể cũng như các lực ngoại cảnh tác dụng lên khớp tổn thương để bảo vệ khớp khỏi các chấn thương tiếp diễn, qua đó làm chậm tiến trình bệnh. Dùng các thuốc giảm đau, giảm sưng nề khớp cũng như tăng mật độ xương tại chỗ. Phối hợp các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng chống loét do tì đè.

Phòng và điều trị các biến chứng, đặc biệt biến chứng nhiễm khuẩn phần mềm quanh khớp, nhiễm khuẩn khớp, xương.

Chụp X-quang khớp bị tổn thương: Có thể phát hiện giai đoạn sớm hay muộn của bệnh. Trên Xquang cần chẩn đoán phân biệt bệnh với các bệnh thoái hóa khớp, hoại tử xương, bệnh khớp lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphat, bệnh khớp do tiêm corticoid nội khớp, nhiễm khuẩn xương khớp...



Siêu âm khớp: Có thể phát hiện dịch trong khớp, dày màng hoạt dịch, hẹp khe khớp, định hướng cho hút dịch làm xét nghiệm để chẩn đoán những trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn. Chụp cắt lớp vi tính có thể giúp đánh giá tốt hơn tổn thương vỏ xương, mảnh xương chết hay khí ở trong xương. tràn dịch khớp gối không phẫu thuật http://coxuongkhoppcc.com/tran-dich-khop-goi-khong-phau-thuat.html

Chụp cộng hưởng từ, đặc biệt có phối hợp thuốc cản quang, có ích trong phân biệt tổn thương tủy trong bệnh rỗng tủy với các viêm tủy nhiễm khuẩn, viêm đĩa đệm đốt sống nhiễm khuẩn cũng như giúp chẩn đoán một số biến chứng nhiễm khuẩn xương, khớp ở vị trí khác ngoài cột sống.

Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào tiền sử bệnh nhân có bệnh lý tổn thương thần kinh (như đái tháo đường, giang mai, phong, bệnh rỗng tủy...) trước đó nhiều năm, xuất hiện đau, sưng khớp với tiến triển từ từ tăng dần, có sự bất cân xứng giữa mức độ đau với tổn thương khớp, xương. Cần kết hợp với chụp Xquang để khẳng định chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh thoái hóa khớp, bệnh gút, bệnh giả gút (khớp viêm do lắng đọng tinh thể pyrophosphat), viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến...), viêm khớp phản ứng, hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm. Ví dụ trong giai đoạn sớm của bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh, hình ảnh trên Xquang gần tương tự như trong thoái hóa khớp với tam chứng hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, mọc gai xương ở rìa khớp.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Đau nhức toàn thân phòng tránh ra sao?

Vai trò của giấc ngủ rất quan trọng trong đau nhức toàn thân: Ngủ ngon thì đau ít, ngủ không ngon thì đau nhiều. Có rất nhiều phương cách giúp bạn ngủ ngon hơn: vận động đều đặn, tránh dùng thuốc lá, cà-phê, rượu, giữ phòng ngủ thoải mái (không nóng, không lạnh, không ồn ào, không ánh sáng), ...


Những ngày khỏe khoắn, bạn cứ bình tĩnh, từ từ, đừng ham công tiếc việc, phí sức, làm việc ào ào không ai can nổi, rồi sau đó mệt quá, đau thêm, lại nằm rên suốt mấy ngày kế tiếp.

Ngược lại, vào những lúc đau nhiều, bạn có thể tìm những thú vui lành mạnh giúp quên đau. Khi say mê ta thấy bớt đau (nhưng đừng để những say mê khiến ta quên ăn, mất ngủ).

Vận động


Tất cả các tài liệu viết về chứng đau nhức toàn thân đều nhấn mạnh vai trò của vận động trong chữa trị bệnh này. Thuốc có thể giúp bạn bớt đau nhức, nhưng tác dụng giảm đau của thuốc không kéo dài nếu bạn không thường xuyên vận động. thoát vị đĩa đệm nguy hiểm không http://coxuongkhoppcc.com/thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong.html

Không thường xuyên vận động sẽ làm cơ thể suy nhược, cơ xương, gân cốt mất dẻo dai, khiến bạn thấy đau nhiều hơn.

Tốt nhất là các bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ, ít tạo nên sức nặng trên xương cốt như bơi lội, vận động dưới nước, đạp xe đạp tại chỗ, chèo thuyền tại máy ở nhà.



Khởi đầu chỉ cần ngày tập ngày nghỉ, mỗi lần chỉ cần 5 phút. Ngày hôm sau nếu có hơi đau chút, không sao. Bạn từ từ tăng dần thời gian và mức độ vận động, cho tới khi bạn có thể vận động ít nhất 20-30 phút mỗi lần, ít nhất 4 lần mỗi tuần.

Khi bạn đã lên được mức độ tập luyện như vậy, bạn có thể chuyển sang những vận động đặt sức nặng trên xương cốt như đi bộ, chạy chậm, đánh tennis. Nỗ lực vận động của bạn sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp sau vài tháng.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Viêm bao hoạt dịch có các yếu tố nguy cơ nào?

Các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm bao hoạt dịch là chuyển động lặp đi lặp lại hoặc các kích thích túi hoạt dịch quanh khớp. 


Ném một quả bóng chuyền hoặc nâng một cái gì đó trên đầu nhiều lần.

Dựa vào khuỷu tay trong thời gian dài.

Quỳ, cho các nhiệm vụ như lắp đặt thảm, chà sàn.

Ngồi lâu dài, đặc biệt là trên các bề mặt cứng.

Một số túi hoạt dịch ở đầu gối và khuỷu tay nằm ngay dưới da, vì vậy có nguy cơ cao hơn bị thương thủng có thể dẫn đến nhiễm trùng túi hoạt dịch (viêm bao hoạt dịch tự hoại). thoát vị đĩa đệm lưng http://coxuongkhoppcc.com/thoat-vi-dia-dem-cot-song-lung.html

Các điểm viêm bao hoạt dịch phổ biến nhất là ở khuỷu tay, vai và hông. Nhưng cũng có thể có viêm bao hoạt dịch gót chân, đầu gối và gốc ngón chân cái. Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra gần khớp thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại thường xuyên

Điều trị thường liên quan đến việc nghỉ ngơi khớp bị ảnh hưởng và bảo vệ nó khỏi chấn thương hơn nữa. Trong hầu hết trường hợp, đau do viêm bao hoạt dịch biến mất trong vòng một vài tuần điều trị thích hợp, nhưng thường xuyên bùng phát viêm bao hoạt dịch là phổ biến.



Bất cứ ai cũng có thể phát triển viêm bao hoạt dịch, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ:

Tuổi. Sự xuất hiện của viêm bao hoạt dịch trở nên phổ biến hơn với sự lão hóa.

Nghề nghiệp hoặc sở thích. Nếu làm việc trong một nghề hoặc có một sở thích mà yêu cầu chuyển động lặp đi lặp lại hoặc áp lực lên túi hoạt dịch nào đó sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch.

Các bệnh khác. Một số bệnh hệ thống, chẳng hạn như bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp và bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển viêm bao hoạt dịch.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu lên não

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức ở vùng cổ, vai, gáy, đau lan dọc xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị lực… Đây là biến chứng thiếu máu lên não do bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà nhiều người bệnh thường hay bỏ qua.


Thoái hóa cột sống cổ là căn thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay do tổn thương sụn khớp và đĩa đệm cột sống trong thời gian dài do quá trình lão hóa cơ thể. Bên cạnh đó, những thói quen trong cuộc sống hàng ngày như nằm gối quá cao, nằm ngủ với tư thế không phù hợp, ít vận động, do tính chất công việc, làm việc với cường độ cao, thường xuyên làm việc với máy tính,… khiến cột sống cổ chịu áp lực quá tải và thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Sở dĩ, người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu não là do đốt sống cổ bị thoái hóa có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, hình thành gai cột sống gây chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống, động mạch đốt sống cổ khiến quá trình trung chuyển máu lên thân não, tiểu não…. bị ảnh hưởng. Lượng máu cung cấp cho não bị giảm sút nên gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, thiếu máu não, xuất huyết não, thiểu năng tuần hoàn não… thoái hoá khớp khám ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/kham-thoai-hoa-khop.html

Phòng bệnh thiếu máu não do thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?


Thiếu máu não không được điều trị kịp thời có thể tiến triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xơ hóa não, động kinh, Parkinson, tăng huyết áp , tai biến mạch máu não (đột quỵ)… Cùng với thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến bệnh nhân bị mất chức năng vận động cột sống cổ, bại liệt chi trên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.



Để phòng bệnh thiếu máu não do thoái hóa cột sống cổ, bệnh nhân cần phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ ngay từ bây giờ bằng cách:

Hạn chế làm việc liên tục bên máy vi tính, khi ngồi làm việc, tránh cúi đầu và cổ quá nhiều mà nên điều chỉnh sao tầm nhìn của người bệnh thẳng đến màn hình máy tính, chiều cao của bàn làm việc không được quá cao hoặc quá thấp với vị trí để tay của người bệnh.

Tránh nằm gối quá cao khiến đốt sống cổ chịu áp lực nâng đỡ phần đầu và trở nên quá tải, máu lưu thông lên não kém gây ra hiện tượng đau nhức đầu, hoa mắt… Nên nằm gối mềm có độ cao phù hợp và cho thoải mái. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh tư thế ngủ hợp lý, tránh nằm cong vẹo người có thể gây ảnh hưởng đến cột sống vào sáng hôm sau và lâu dần dẫn đến thoái hóa cột sống.

Không để quạt máy, máy lạnh chiếu thẳng vào vùng cổ gáy, không tắm gội vào đêm khuya, dãi nắng dầm mưa… để tránh bị nhiễm lạnh và khiến mạch máu bị giảm độ đàn hồi, giảm khả năng vận chuyển máu đi nuôi cơ thể, đặc biệt là vùng cột sống cổ, vùng vai gáy và cánh tay.

Hạn chế lao động nặng, lao động với cường độ cao, khuân vác vật nặng trên cổ hay cúi đầu và cổ quá nhiều ở những người làm công việc đi cấy lúa, thợ cắt tóc, thợ sơn, thợ hồ, nha sĩ, diễn viên xiếc…

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bài tập dưỡng sinh, tập yoga, thiền, bơi lội, đi bộ, chơi cầu lông… kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe xương khớp và tim mạch, giảm gánh nặng tinh thần, ngăn chặn stress, căng thẳng, mệt mỏi và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, xương khớp, tim mạch…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.