Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Chẩn đoán gãy xương do loãng xương bằng chụp X-quang

Chụp X quang quy ước là phương pháp đánh giá tình trạng mất xương và loãng xương có độ đặc hiệu thấp. Tuy nhiên X quang quy ước có vai trò quan trọng chẩn đoán gãy xương.


Xác định chẩn đoán gãy xương trên phim chụp X quang vùng cổ tay, cổ xương đùi, khung chậu, và xương đùi là tương đối đơn giản, không khó.

Việc chẩn đoán xác định gãy cột sống khó khăn hơn vì các lý do sau:

Phần lớn các bệnh nhân gãy xương đốt sống do loãng xương không có triệu chứng và thường không được khám và chụp phim X quang để chẩn đoán.

Hình dạng của thân đốt ở vùng giữa và phía trước – sau khác nhau, do đó không dễ xác định sự biến đổi có tính chất bệnh lý của thân đốt, biến đổi đó có ý nghĩa về lâm sàng và sinh lý bệnh học của loãng xương.

Có 3 thể gãy đốt sống:

-Gãy kiểu thấu kính 2 mặt lõm.

-Gãy hình chèm.

-Xẹp lún toàn bộ đốt sống.



Thực tế lâm sàng những thay đổi hình dạng cột sống có thể quan sát được khi khám có ý nghĩa quan trọng. Nhưng những biến đổi kín đáo, mức độ biến dạng nhẹ rất khó xác định. căng cơ đầu gối http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-dau-goi.html

Những tình huống khác cũng có thể gây gãy lún đốt sống như viêm lồi cầu, thoái hóa khớp cũng cần phải chẩn đoán loại trừ. Trên phim chụp cũng có thể thấy hình ảnh giảm mật độ xương chứng tỏ có hiện tượng mất xương.

Mặc dù đây là sự đánh giá mang tính ước lượng, phụ thuộc nhiều yếu tố kỹ thuật như: sự tiếp xúc, cùng độ tia chụp v.v… Giảm mật độ xương thường là dấu hiệu của mất xương mới.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Điều trị khớp do thần kinh

Trường hợp chẩn đoán và điều trị bệnh khớp do thần kinh tổn thương biến dạng nặng hay gãy xương có thể cần phải phẫu thuật nẹp vít bên trong xương, lấy bỏ các mảnh dị vật - các canxi hóa trong khớp, làm cứng khớp hay phẫu thuật thay khớp toàn bộ.


Điều trị nguyên nhân, đặc biệt khi phát hiện sớm, điều trị tích cực bệnh chính có thể làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Điều trị bảo tồn: những trường hợp phát hiện sớm cần bất động khớp (bằng giày thiết kế chuyên dụng, bó bột hay dụng cụ nẹp ngoài...), hạn chế tối đa trọng lực cơ thể cũng như các lực ngoại cảnh tác dụng lên khớp tổn thương để bảo vệ khớp khỏi các chấn thương tiếp diễn, qua đó làm chậm tiến trình bệnh. Dùng các thuốc giảm đau, giảm sưng nề khớp cũng như tăng mật độ xương tại chỗ. Phối hợp các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng chống loét do tì đè.

Phòng và điều trị các biến chứng, đặc biệt biến chứng nhiễm khuẩn phần mềm quanh khớp, nhiễm khuẩn khớp, xương.

Chụp X-quang khớp bị tổn thương: Có thể phát hiện giai đoạn sớm hay muộn của bệnh. Trên Xquang cần chẩn đoán phân biệt bệnh với các bệnh thoái hóa khớp, hoại tử xương, bệnh khớp lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphat, bệnh khớp do tiêm corticoid nội khớp, nhiễm khuẩn xương khớp...



Siêu âm khớp: Có thể phát hiện dịch trong khớp, dày màng hoạt dịch, hẹp khe khớp, định hướng cho hút dịch làm xét nghiệm để chẩn đoán những trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn. Chụp cắt lớp vi tính có thể giúp đánh giá tốt hơn tổn thương vỏ xương, mảnh xương chết hay khí ở trong xương. tràn dịch khớp gối không phẫu thuật http://coxuongkhoppcc.com/tran-dich-khop-goi-khong-phau-thuat.html

Chụp cộng hưởng từ, đặc biệt có phối hợp thuốc cản quang, có ích trong phân biệt tổn thương tủy trong bệnh rỗng tủy với các viêm tủy nhiễm khuẩn, viêm đĩa đệm đốt sống nhiễm khuẩn cũng như giúp chẩn đoán một số biến chứng nhiễm khuẩn xương, khớp ở vị trí khác ngoài cột sống.

Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào tiền sử bệnh nhân có bệnh lý tổn thương thần kinh (như đái tháo đường, giang mai, phong, bệnh rỗng tủy...) trước đó nhiều năm, xuất hiện đau, sưng khớp với tiến triển từ từ tăng dần, có sự bất cân xứng giữa mức độ đau với tổn thương khớp, xương. Cần kết hợp với chụp Xquang để khẳng định chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh thoái hóa khớp, bệnh gút, bệnh giả gút (khớp viêm do lắng đọng tinh thể pyrophosphat), viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến...), viêm khớp phản ứng, hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm. Ví dụ trong giai đoạn sớm của bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh, hình ảnh trên Xquang gần tương tự như trong thoái hóa khớp với tam chứng hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, mọc gai xương ở rìa khớp.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Đau nhức toàn thân phòng tránh ra sao?

Vai trò của giấc ngủ rất quan trọng trong đau nhức toàn thân: Ngủ ngon thì đau ít, ngủ không ngon thì đau nhiều. Có rất nhiều phương cách giúp bạn ngủ ngon hơn: vận động đều đặn, tránh dùng thuốc lá, cà-phê, rượu, giữ phòng ngủ thoải mái (không nóng, không lạnh, không ồn ào, không ánh sáng), ...


Những ngày khỏe khoắn, bạn cứ bình tĩnh, từ từ, đừng ham công tiếc việc, phí sức, làm việc ào ào không ai can nổi, rồi sau đó mệt quá, đau thêm, lại nằm rên suốt mấy ngày kế tiếp.

Ngược lại, vào những lúc đau nhiều, bạn có thể tìm những thú vui lành mạnh giúp quên đau. Khi say mê ta thấy bớt đau (nhưng đừng để những say mê khiến ta quên ăn, mất ngủ).

Vận động


Tất cả các tài liệu viết về chứng đau nhức toàn thân đều nhấn mạnh vai trò của vận động trong chữa trị bệnh này. Thuốc có thể giúp bạn bớt đau nhức, nhưng tác dụng giảm đau của thuốc không kéo dài nếu bạn không thường xuyên vận động. thoát vị đĩa đệm nguy hiểm không http://coxuongkhoppcc.com/thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong.html

Không thường xuyên vận động sẽ làm cơ thể suy nhược, cơ xương, gân cốt mất dẻo dai, khiến bạn thấy đau nhiều hơn.

Tốt nhất là các bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ, ít tạo nên sức nặng trên xương cốt như bơi lội, vận động dưới nước, đạp xe đạp tại chỗ, chèo thuyền tại máy ở nhà.



Khởi đầu chỉ cần ngày tập ngày nghỉ, mỗi lần chỉ cần 5 phút. Ngày hôm sau nếu có hơi đau chút, không sao. Bạn từ từ tăng dần thời gian và mức độ vận động, cho tới khi bạn có thể vận động ít nhất 20-30 phút mỗi lần, ít nhất 4 lần mỗi tuần.

Khi bạn đã lên được mức độ tập luyện như vậy, bạn có thể chuyển sang những vận động đặt sức nặng trên xương cốt như đi bộ, chạy chậm, đánh tennis. Nỗ lực vận động của bạn sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp sau vài tháng.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Viêm bao hoạt dịch có các yếu tố nguy cơ nào?

Các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm bao hoạt dịch là chuyển động lặp đi lặp lại hoặc các kích thích túi hoạt dịch quanh khớp. 


Ném một quả bóng chuyền hoặc nâng một cái gì đó trên đầu nhiều lần.

Dựa vào khuỷu tay trong thời gian dài.

Quỳ, cho các nhiệm vụ như lắp đặt thảm, chà sàn.

Ngồi lâu dài, đặc biệt là trên các bề mặt cứng.

Một số túi hoạt dịch ở đầu gối và khuỷu tay nằm ngay dưới da, vì vậy có nguy cơ cao hơn bị thương thủng có thể dẫn đến nhiễm trùng túi hoạt dịch (viêm bao hoạt dịch tự hoại). thoát vị đĩa đệm lưng http://coxuongkhoppcc.com/thoat-vi-dia-dem-cot-song-lung.html

Các điểm viêm bao hoạt dịch phổ biến nhất là ở khuỷu tay, vai và hông. Nhưng cũng có thể có viêm bao hoạt dịch gót chân, đầu gối và gốc ngón chân cái. Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra gần khớp thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại thường xuyên

Điều trị thường liên quan đến việc nghỉ ngơi khớp bị ảnh hưởng và bảo vệ nó khỏi chấn thương hơn nữa. Trong hầu hết trường hợp, đau do viêm bao hoạt dịch biến mất trong vòng một vài tuần điều trị thích hợp, nhưng thường xuyên bùng phát viêm bao hoạt dịch là phổ biến.



Bất cứ ai cũng có thể phát triển viêm bao hoạt dịch, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ:

Tuổi. Sự xuất hiện của viêm bao hoạt dịch trở nên phổ biến hơn với sự lão hóa.

Nghề nghiệp hoặc sở thích. Nếu làm việc trong một nghề hoặc có một sở thích mà yêu cầu chuyển động lặp đi lặp lại hoặc áp lực lên túi hoạt dịch nào đó sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch.

Các bệnh khác. Một số bệnh hệ thống, chẳng hạn như bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp và bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển viêm bao hoạt dịch.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu lên não

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức ở vùng cổ, vai, gáy, đau lan dọc xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị lực… Đây là biến chứng thiếu máu lên não do bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà nhiều người bệnh thường hay bỏ qua.


Thoái hóa cột sống cổ là căn thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay do tổn thương sụn khớp và đĩa đệm cột sống trong thời gian dài do quá trình lão hóa cơ thể. Bên cạnh đó, những thói quen trong cuộc sống hàng ngày như nằm gối quá cao, nằm ngủ với tư thế không phù hợp, ít vận động, do tính chất công việc, làm việc với cường độ cao, thường xuyên làm việc với máy tính,… khiến cột sống cổ chịu áp lực quá tải và thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Sở dĩ, người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu não là do đốt sống cổ bị thoái hóa có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, hình thành gai cột sống gây chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống, động mạch đốt sống cổ khiến quá trình trung chuyển máu lên thân não, tiểu não…. bị ảnh hưởng. Lượng máu cung cấp cho não bị giảm sút nên gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, thiếu máu não, xuất huyết não, thiểu năng tuần hoàn não… thoái hoá khớp khám ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/kham-thoai-hoa-khop.html

Phòng bệnh thiếu máu não do thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?


Thiếu máu não không được điều trị kịp thời có thể tiến triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xơ hóa não, động kinh, Parkinson, tăng huyết áp , tai biến mạch máu não (đột quỵ)… Cùng với thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến bệnh nhân bị mất chức năng vận động cột sống cổ, bại liệt chi trên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.



Để phòng bệnh thiếu máu não do thoái hóa cột sống cổ, bệnh nhân cần phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ ngay từ bây giờ bằng cách:

Hạn chế làm việc liên tục bên máy vi tính, khi ngồi làm việc, tránh cúi đầu và cổ quá nhiều mà nên điều chỉnh sao tầm nhìn của người bệnh thẳng đến màn hình máy tính, chiều cao của bàn làm việc không được quá cao hoặc quá thấp với vị trí để tay của người bệnh.

Tránh nằm gối quá cao khiến đốt sống cổ chịu áp lực nâng đỡ phần đầu và trở nên quá tải, máu lưu thông lên não kém gây ra hiện tượng đau nhức đầu, hoa mắt… Nên nằm gối mềm có độ cao phù hợp và cho thoải mái. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh tư thế ngủ hợp lý, tránh nằm cong vẹo người có thể gây ảnh hưởng đến cột sống vào sáng hôm sau và lâu dần dẫn đến thoái hóa cột sống.

Không để quạt máy, máy lạnh chiếu thẳng vào vùng cổ gáy, không tắm gội vào đêm khuya, dãi nắng dầm mưa… để tránh bị nhiễm lạnh và khiến mạch máu bị giảm độ đàn hồi, giảm khả năng vận chuyển máu đi nuôi cơ thể, đặc biệt là vùng cột sống cổ, vùng vai gáy và cánh tay.

Hạn chế lao động nặng, lao động với cường độ cao, khuân vác vật nặng trên cổ hay cúi đầu và cổ quá nhiều ở những người làm công việc đi cấy lúa, thợ cắt tóc, thợ sơn, thợ hồ, nha sĩ, diễn viên xiếc…

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bài tập dưỡng sinh, tập yoga, thiền, bơi lội, đi bộ, chơi cầu lông… kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe xương khớp và tim mạch, giảm gánh nặng tinh thần, ngăn chặn stress, căng thẳng, mệt mỏi và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, xương khớp, tim mạch…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Cam chữa đau vai gáy

Chữa đau vai gáy bằng cam nghe có vẻ đơn giản và khó tin nhưng lại được nhiều người áp dụng và cho những phản hồi rất tích cực. Do đó, đây cũng được coi là bài thuốc hữu ích để giảm đau vai gáy cho các anh chị em văn phòng.


Theo y học cổ truyền, cam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống co giật, lợi tiểu, nhuận phế, trừ ho, sinh tân dịch, thông đại tiện, làm da mịn màng, tươi tắn.

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu. Vỏ quả cam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hoá. Vỏ cây cam vị ngọt, hơi the, tính mát; có tác dụng hạ khí đầy, điều hoà tỳ vị. Ở Ấn Độ, quả được xem như có tác dụng khử lọc, và vỏ có tác dụng trung tiện.

Với chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A có tác dụng làm giảm cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout. Có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh đau vai gáy.



Đau vai gáy là triệu chứng nhiều người thường rất dễ mắc phải, nhất là những người làm công việc văn phòng. Trước tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng cách chữa đau vai gáy bằng cam để giảm các triệu chứng đau mỏi cũng rất hiệu quả.

Để thực hiện cách này, ta cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

– 1 trái cam tươi, loại cam vỏ xanh như cam thường hoặc cam sành.

– 1 củ hành khô

– Một lượng nhỏ phèn chua

Thực hiện:

Đem cam rửa sạch, để ráo rồi cắt đi 1 phần đầu quả.

Cho hành khô và phèn chua vào trong ruột cam rồi đem nướng trên lửa.

Khi nào thấy vỏ cam đen đều thì cắt cam thành từng lát rối đắp lên vùng cổ vai gáy bị đau nhức, để yên trong khoảng 15 phút. Trị thoái hóa khớp háng ở đâu hiệu quả?  http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-khop-hang.html

Massage vai gáy để cơ bắp được giảm đau tốt hơn.

Mỗi khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng đau cổ vai gáy, người bệnh áp dụng cách này sẽ cảm thấy được thư giãn và giảm đau mỏi vai gáy rất tốt.

Bên cạnh đó, khi làm việc, chúng ta nên đứng dậy đi lại hoặc thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng giữa giờ cũng là cách giảm thiểu các cơn đau vai gáy hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả không?

Việc xoa bóp, massage cổ có tác dụng cải thiện sự lưu thông, tuần hoàn máu. Đồng thời làm giảm thiểu các cơn đau nhức mỏi cơ thể, giải tỏa sự kết dính, chèn ép lên các rễ thần kinh. Cũng từ đó, người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.


Hiện tại, có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, vẫn chưa có phương pháp nào chữa trị dứt điểm căn bệnh này 100 %. Đó là lí do vì sao, nhiều người đã tìm đến phương pháp xoa bóp massage chữa thoái hóa đốt sống cổ như một cứu cánh, giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Chỉ cần một vài thao tác xoa bóp massage vô cùng đơn giản sau đây, bạn đã hoàn toàn có thể “chinh phục” được căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy phương pháp này không mang lại hiệu quả tuyệt đối trong việc chữa trị bệnh nhưng lại có thể giảm được cơn đau đớn ngay tức khắc.

Dưới đây là một vài động tác xoa bóp massage đơn giản, bạn có thể thực hiện:


Động tác 1: Xoa bóp vùng vai gáy

Nằm thẳng lưng, đầu cúi về phía trước.

Dùng ngón tay cái và các ngón còn lại tiến hành xoa bóp vùng cổ với một lực vừa phải, không quá mạnh.

Chỉ cần 5 phút xoa bóp, bạn đã cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu.

Động tác 2: Day vùng vai gáy

Dùng 2 ngón tay cái ấn vào vùng sau gáy, 8 ngón tay còn lại ôm lên đầu.

Ở phương pháp này, bạn chủ yếu bạn sử dụng 2 ngón tay cái để tiến hành xoa, ấn, day mạnh vào vùng sau gáy. Bạn thực hiện khoảng 2-3 phút. Chữa viêm khớp Gout ở đâu? http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-gout.html

Động tác 3: Xoay cổ

Ngoài các động tác xoa bóp nhẹ nhàng như trên, người bệnh có thể thực hiện các động tác xoay cổ. Có thể là nghiêng sang trái, nghiêng sang phải, ngửa lên, cúi xuống,… Đây là cách có thể kéo giãn phần xương đốt sống cổ và phòng tránh tình trạng co cứng cơ.

Đưa hai tay ra sau cổ, dùng hai tay ôm và đan lấy nhau.

Sau đó, bạn có thể kéo qua kéo lại khoảng 10 lần.

Kết hợp massage xoa bóp cơ cổ từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên trong khoảng 3 phút.



Động tác 4: Ấn vào cổ

Dùng 4 đầu ngón tay day và bấm vùng sau gáy. Bạn nên tập trung nhiều ở các đốt sống cổ cao.

Trong khi day bấm, bạn nên giữ thời gian lâu một chút. Đồng thời ngửa cổ ra sau để tác động vào sâu hơn. Động tác này vừa giúp giảm người bệnh giảm đau đầu, vừa giúp chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Ngoài một số biện pháp chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ như đã giới thiệu ở trên, để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ xảy ra, bệnh nhân cần phải thực hiện một số yêu cầu sau đây:

Không cúi hay ngửa cổ quá lâu hoặc dùng gối ngủ quá cao. Tránh khuân vác các vật nặng gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức dẻo dai cho xương.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường và chất béo. Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn. Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ.

Đây là cách tốt nhất giúp mọi người có thể phát hiện bệnh sớm. Cũng từ đó, việc điều trị sẽ trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Những thói quen hại khớp gối

Khớp gối rất dễ hư hại sớm do thường xuyên bị toàn bộ phần trên cơ thể “đè” lên, giúp cơ thể di chuyển, làm việc. Tuy vậy, những thói quen, sai lầm dưới đây sẽ càng khiến khớp gối của bạn nhanh hư hại hơn và các cơn đau nhức cũng sẽ tấn công nghiêm trọng hơn.


Các hậu quả nặng nề của khớp gối hư hại bao gồm: khớp bị biến dạng, dính khớp, tàn phế, phải thay khớp nhân tạo nhưng tỷ lệ thành công và “hạn dùng” thấp…

Ngồi xổm


Ngồi xổm là thói quen “truyền thống” của người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ. Tư thế ngồi xổm gây áp lực lớn lên khớp gối, vì khi đó khớp gối đang gập lại, phần mông không được nâng đỡ nên toàn bộ cơ thể sẽ do khớp gối “kéo, giữ” lại. Mặc dù tiện lợi nhưng các chuyên gia xương khớp khẳng định, nếu thường xuyên phạm phải sai lầm này khớp gối của bạn sẽ bị quá tải, vốn dễ hư hại sẽ càng nhanh thoái hóa nặng hơn. Khi khớp gối hư hại thì trong khớp xảy ra các phản ứng viêm, lớp sụn đệm và xương dưới sụn bị hư hỏng, gây ra các cơn đau dữ dội đặc biệt khi khớp cử động.


Đi lại quá nhiều hoặc quá ít


Nhiều người cho rằng cần phải đi lại nhiều thì mới “bảo dưỡng” khớp tốt hoặc quá lo sợ bị hư hại khớp mà không vận động đi lại, chỉ ngồi yên 1 chỗ. Cả 2 cách này đều khiến khớp bị hư hại nhanh chóng hơn. Tại sao lại như vậy?

Đi lại quá nhiều khiến hệ xương khớp phải hoạt động nhiều, đặc biệt là khớp gối. Nếu khớp gối đã có dấu hiệu thoái hóa mà còn phải hoạt động với tần suất cao thì sẽ bị quá tải, nhanh hư hại hơn. Các vi chấn thương ở khớp xảy ra liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sụn và xương dưới sụn, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, hư hại tại khớp gối.



Ngược lại, ngồi yên quá lâu hay không dám vận động nhẹ thì khớp gối sẽ càng nhanh cứng lại, máu lưu thông kém, sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp gối không được nuôi dưỡng sẽ nhanh bị hư tổn, gây đau nhiều hơn khi muốn di chuyển. Chữa vẹo cột sống ở đâu? http://coxuongkhoppcc.com/veo-cot-song.html

Lạm dụng các thuốc “cắt” đau nhanh


Thói quen của nhiều người khi bị đau nhức xương khớp nói chung, khớp gối nói riêng là tìm mọi cách để giảm đau nhanh, thường gặp là các thuốc kháng viêm corticoid hay các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid.



Chỉ cần uống 1, 2 liều đã thấy hết đau nên nhiều người hay tùy tiện dùng mà không theo chỉ định của bác sĩ. Hay các thuốc gắn mác “Đông y”, “gia truyền” nhưng bị trộn lẫn tân dược giảm đau như corticoid, dexamethason, morphin... cũng gây tác dụng phụ lên tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, suy thượng thận, hủy xương…

Ngoài ra, lời khuyên chung dành cho những người bệnh đau khớp gối là nên chủ động đi khám bệnh kịp thời tại các bệnh viện lớn có khoa cơ xương khớp.

Chế độ ăn uống & sinh hoạt


Bia rượu: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá... có nghĩa bạn đã đưa vào cơ thể quá nhiều chất độc hại, chính các chất độc này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở khớp, khiến cơn đau ở khớp gối trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể, tiệc tùng nhiều còn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, cân nặng tăng sẽ gây áp lực lên khớp gối nhiều hơn, và người bệnh sẽ càng khổ sở với các cơn đau khớp tăng nặng.

Thức khuya, dậy sớm: Mất ngủ, khó ngủ cũng làm tăng tình trạng viêm ở khớp, khiến người bệnh giảm khả năng chịu đựng trong khi lại nhạy cảm hơn với các cơn đau xương khớp. Ngủ ít còn gây căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến bệnh khớp. Thống kê cho thấy, những người đang bị căng thẳng cao độ có nguy cơ bị đau nhức xương khớp dữ dội cao gấp 4 lần. Mặt khác, những người sống chung với các cơn đau khớp mãn tính rất dễ rơi vào căng thẳng, trầm cảm nghiêm trọng. Đây là vòng luẩn quẩn của bệnh: đau khớp gây khó ngủ, khó ngủ lại càng gây đau khớp, nhiêu người không nhận ra để điều trị cả 2.



Ăn nhiều đạm, muối: Ăn nhiều muối khiến cơ thể giữ nước, làm các mạch máu giãn nở, tĩnh mạch sưng lên gây áp lực trên các khớp bị viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Trong khi đó, chất đạm, đặc biệt là đạm trong hải sản, sữa, góp phần gây viêm khớp nặng hơn. Hệ miễn dịch của người bệnh lúc này nhận định đạm là vật thể lạ cần loại bỏ, quay sang tấn công cả khớp, làm tăng gánh nặng cho các khớp bị viêm.

Theo các chuyên gia, lý do tất cả những thói quen, sai lầm trên gây hư hại khớp gối nhanh hơn là vì chúng sẽ tác động xấu đến sụn khớp và xương dưới sụn, khiến 2 bộ phận quan trọng này của khớp gối nhanh bị bào mòn, nứt vỡ. Và đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp và các cơn đau khớp gối sẽ xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn.

Do vậy, các sai lầm cần phải được khắc phục. Ví dụ, thay vì ngồi xổm khi cần làm việc gì đó, bạn nên ngồi trên ghế thấp hoặc đòn để tránh gây áp lực đè nặng lên gối; hạn chế đi lại quá nhiều nhưng nên vận động nhẹ như đi bộ chậm, co duỗi khớp, bơi lội… để giúp máu lưu thông tốt, khớp trở nên linh hoạt hơn và giảm tê cứng, ngoại trừ những trường hợp cần phải nghỉ ngơi sau những đợt đau cấp hoặc hồi phục sau chấn thương.

Bên cạnh đó, cần tránh tối đa bia rượu, thuốc lá, hạn chế dùng các thức ăn chứa nhiều đạm, muối, ưu tiên rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin D, omega-3…

Đặc biệt, đau khớp gối và cách chữa trị nó không đơn thuần chỉ là làm giảm triệu chứng đau mà còn phải cung cấp dưỡng chất để giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Việc giảm đau thông thường chỉ có tác dụng hỗ trợ tạm thời, không giải quyết được tận gốc nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp, do đó cơn đau sẽ quay lại và tiếp tục tiếp diễn.

Hy vọng những chia sẽ bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức để giúp ích cho bản thân hay người thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Trị đau nhức xương khớp bằng cây đinh hương

Việc điều trị đau nhức xương khớp với cây đinh hương cần được tiến hành càng sớm càng tốt, và nếu như bạn e ngại các phương pháp trị bệnh bằng thuốc tây vì các tác dụng phụ có hại có thể gây ra thì bạn có thể tham khảo phương pháp sử dụng các vị thuốc từ tự nhiên để điều trị chứng đau nhức xương khớp. 


Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi, Bệnh đa phần không gây nguy hiểm nhưng thường dai dẳng làm cản trở các sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường của những người mắc phải.

Nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp thường liên quan tới các bệnh về đường xương khớp.


Trong đó có cây đinh hương, một vị thuốc thường thấy trong điều trị bệnh đau nhức xương khớp. Cụ thể như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu thêm dưới đây.

Đinh hương còn có tên khác là cống đinh hương, đinh tử. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, phiến lá dài. Hoa mọc thành xim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu cành. Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. Thoái hóa cột sống m47 http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-cot-song-m47.html

Cây mọc hoang trong rừng hoặc được trồng để thu hoạch hoa làm gia vị và làm thuốc trị nhiều bệnh. Bộ phận dùng là nụ hoa, nụ thơm chứa nhiều tinh dầu có màu hơi vàng nâu, có độ rắn là tốt.



Đinh hương được sử dụng làm gia vị trong chế biến thức ăn trong nhiều nền văn hóa ẩm thực. Trong nấu ăn đinh hương được dùng ở dạng nguyên vẹn hay nghiền thành bột và tạo mùi rất mạnh nên chỉ sử dụng ít cho mỗi lần chế biến các món ăn.

Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung, noãn thận , kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do thời tiết:


Đinh hương 20g, long não 12g, rượu trắng loại cao độ 250ml, hàng ngày lắc cho đều thuốc, ngâm trong 7 ngày liền. Lấy thuốc xoa bóp nơi khớp đau nhức, ngày 2 lần để giảm đau và phòng ngừa đau nhức xương khớp vào mùa lạnh.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Viêm khớp phản ứng vì các yếu tố nào?

Yếu tố di truyền xuất hiện một vai trò trong việc có khả năng phát triển bệnh viêm khớp phản ứng. Mặc dù không thể thay đổi cấu trúc gen, nhưng chúng ta có thể giảm tiếp xúc với các vi khuẩn có thể dẫn đến viêm khớp phản ứng.


Hãy đảm bảo rằng thực phẩm được lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp và được nấu chín đúng cách. Các bước này có thể giúp tránh được các vi khuẩn truyền qua thực phẩm có thể gây viêm khớp phản ứng, bao gồm cả Salmonella, Yersinia, Shigella và Campylobacter.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp phản ứng:


Giới tính. Viêm khớp phản ứng xảy ra thường xuyên nhất ở nam giới 20-40 tuổi. Mặc dù phụ nữ cũng có thể có viêm khớp phản ứng, họ thường có các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ hơn.

Phụ nữ và nam giới đều có khả năng phát triển bệnh viêm khớp phản ứng trong phản ứng đối với nhiễm trùng truyền qua thực phẩm. Tuy nhiên, so với phụ nữ thì nam giới dễ phát triển viêm khớp phản ứng hơn để đáp ứng với vi khuẩn truyền qua đường tình dục.



Yếu tố di truyền. Phản ứng viêm khớp có thể có một thành phần di truyền vì nhiều người bị tình trạng này cũng có một phân tử nhất định trên bề mặt của các tế bào có thể được thừa kế.

Có dấu hiệu di truyền - được gọi là kháng nguyên bạch cầu người B27 (HLA-B27) - không có nghĩa là sẽ phát triển viêm khớp phản ứng, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp phản ứng nếu đang tiếp xúc với vi khuẩn cụ thể.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Đau cơ quay khớp vai nên làm gì?

Tình trạng đau cơ quay khớp vai còn gọi là viêm gân cơ chóp xoay vai. Vùng vai của bạn gồm có xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay với các gân, cơ delta lớn đảm nhiệm các chuyển động vai. Dây chằng sẽ giúp nối các cơ, gân này vào những xương quan trọng giúp cho chuyển động của bạn được linh hoạt hơn.


Cơ quay khớp vai là khu vực đảm nhiệm nhiều chuyển động của vùng vai, cánh tay, nên có thể gặp phải tình trạng chấn thương. Ta gọi đây là tình trạng viêm gân chóp xoay.

Dấu hiệu nhận biết nhanh:


Nhấc tay lên cao khó khăn, có cảm giác đau. Rất khó giơ thẳng tay lên cao và giữ thẳng. Có cảm giác nhức và tê mỏi vùng vai, đặc biệt là sau khi mang vác đồ đạc. Tình trạng đau âm ỉ và kéo dài.

Những người dễ bị viêm gân chóp xoay

Viêm gân chóp xoay dễ gặp phải ở một số nhóm bệnh nhân:

Người trên 40 tuổi. Những người lao động sử dụng lực cánh tay nhiều như công việc thợ mộc, sơn nhà,…



Vận động viên bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt,… do vận động và luyện tập quá sức. Bệnh nhân có tiền sử các bệnh xương khớp.

Làm gì khi bị viêm gân chóp xoay


Đối với những trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần nghỉ ngơi trong vài tuần, tình trạng viêm gan chóp xoay có thể cải thiện. Đối với những trường hợp đau kéo dài, đau nhức dữ dội bạn cần thăm khám với bác sĩ để kiểm tra thương tổn. Viêm gân chóp xoay là tình trạng có thể được cải thiện với các biện pháp điều trị như:

Điều trị bằng các nhóm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, chống viêm. Bổ sung các khoáng chất, thuốc bổ gân cơ và các loại vitamin. Điều trị bằng vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng gân cơ chóp xoay vai.

Áp dụng thêm một số biện pháp chườm lạnh để giảm tình trạng đau nhức trong sinh hoạt ở nhà. Bổ sung chế độ dinh dưỡng với cá, các loại hoa quả và rau xanh. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, viêm sưng.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Hạt đười ươi chữa gai cột sống

Hạt đười ươi hay còn gọi là hạt ươi, trong quả đười ươi có chữa 35% là phần nhân và 65% là phần vỏ. Trong nhân hạt đười ươi có chứa 2,98% là chất béo. Ngoài ra còn có tinh bột, Sterculin hay Bassorin. Còn trong vỏ chứa 1% là chất béo, 59% là chất Bassorin, Tanin và chất nhầy. Với những thành phần như vậy nên được nhiều người sử dụng để chữa bệnh gai cột sống bằng hạt đười ươi.


Chữa nhiệt, nóng trong người, ho khan, nhức răng, đau họng, đau mắt đỏ, đại tiện ra máu, mụn lở. Các bệnh về xương khớp, đặc biệt là gai cột sống.

Cây đười ươi to cao 20-25m hay hơn, cành có góc, lá mọc tập trung ở đỉnh cành, phiến to dài, màu bạc sáng. Hoa nhỏ, quả nang mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu lục, vỏ quả mỏng. Hạt to bằng ngón tay hình bầu dục hay thuôn dài.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Hạt đười ươi: 20 hạt

Nước đun sôi để ấm

Cách dùng:

Bỏ 20 hạt đười ươi vào ngâm với nước ấm trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau khi hạt đười ươi mềm thì lấy ra bóc bỏ nhân, chỉ lấy phần cơm đười ươi. Sau đó cho phần cơm đười ươi vào ly, pha một chút đường và uống 3 lần trong ngày.

Khi uống nên uống cả nước và cái của đười ươi. Sử dụng bài thuốc này trong 2 tuần liên tục sẽ có tác dụng tốt chữa bệnh gai cột sống.



Lưu ý: Ngoài việc sử dụng hạt đười ươi để điều trị bệnh gai cột sống, người bệnh nên có chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để có hiệu quả hơn trong việc chữa trị. Phương pháp này cũng chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ chữa bệnh, giảm các cơn đau do bệnh gây ra chứ không có tác dụng chữa triệt để bệnh.

Đồng thời, tránh khom lưng trong các tư thế sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp giảm bớt cơn đau nhức, hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống nhanh chóng.

Mặc dù, hạt đười ươi có tác dụng tốt cho bệnh nhân bị gai cột sống. Nhưng còn tùy thuộc vào từng cơ địa, mức độ bệnh mà hiệu quả của loại hạt này mang lại khác nhau.

Chính vì vậy, khi bị gai cột sống ngoài việc dùng hạt đười ươi để chữa trị bệnh. Người bệnh nên sớm đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được bác sỹ tư vấn cách chữa trị phù hợp, chính xác.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Tê chân có những triệu chứng ra sao?

Thực tế, tê chân không phải là một loại bệnh, mà chỉ là triệu chứng biểu hiện ra của một số bệnh lý nguyên nhân khác. Về cơ bản, cơ chế hình thành chứng tê bì này là do các dây thần kinh ngoại biên tại vị trí bàn chân bị rối loạn chức năng cảm giác của mình do bị chèn ép, tắc nghẽn hoặc viêm. 


Triệu chứng này thông thường sẽ diễn ra ở một bên cơ thể, do tính chất phân bố đối xứng của hệ xương – khớp, hệ thần kinh và nhiều bộ phận khác. Hiếm khi bệnh xuất hiện đồng thời ở cả hai bên, và biểu hiện, tác động của chứng tê bì này là giống nhau ở mỗi bên.

Như vậy tức là, dù là bị tê bàn chân trái hay bị tê bàn chân phải đi nữa, thì về cơ bản là chúng giống nhau. Một số người mô tả bị tê mu bàn chân phải hoặc trái, một số bị tê nửa bàn chân phải hoặc trái. Các biểu hiện này đều có nguyên nhân và cách chữa tương tự nhau.

Triệu chứng này thường biểu hiện khi cơ thể mắc các loại bệnh lý sau đây:


Viêm bao gân chân: bạn sẽ thấy các biểu hiện đi kèm khá đặc trưng, đó là sưng, nóng đỏ và đau tại gót chân, kèm triệu chứng tê bì.

Sự lưu thông máu bị tắc nghẽn: điều này xảy ra khi bạn giữ một tư thế quá lâu, chèn ép lên mạch máu, ví dụ ngồi xổm hay ngồi làm việc sai tư thế. Khi đứng dậy bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đồng thời chân tê mất cảm giác tạm thời.



Đau dây thần kinh tọa: là hiện tượng dây thần kinh tọa (bắt đầu từ cột sống thắt lưng và kéo dài xuống đến ngón chân) bị chèn ép, viêm, dẫn đến những cơn đau mỏi, có thể đau dữ dội và tê bì. Trường hợp này dây thần kinh tọa có thể bị chèn ép bởi những bệnh lý tại cột sống thắt lưng, ví dụ như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.

Nếu chính xác là như vậy và bệnh phát triển đến chứng tê bì, khó kiểm soát vận động chi, mất thằng bằng khi đi lại thì người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa xương khớp ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời. Đây là giai đoạn phát triển khá nặng của bệnh.

Thoái họa sụn, gây nhiều sự bất thường ở hoạt động của khớp, gây chèn ép dây thần kinh và gây tê bì.

Lão hóa: các cơ quan bộ phận theo thời gian hoạt động bị hao mòn và kém chức năng dần, dễ xuất hiện nhiều chứng bệnh, trong đó có biểu hiện ra chứng tê bàn chân phải hoặc tê bàn chân trái.

Thiếu vitamin B12 khiến cho dây thần kinh bị giảm chức năng, hạn chế hoạt động tạo nên chứng tê bì.

Một số bệnh lý khác: xơ vữa động mạch, đa xơ cứng, thấp khớp, ung thư cột sống, tai nạn mạch máu não…

Tùy thuộc theo nguyên nhân chẩn đoán và xác định mà có thể áp dụng những hướng điều trị kết hợp khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất sẽ có các phương pháp:

Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroide. Vật lý trị liệu với các biện pháp: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, xung điện, sóng siêu âm, laser… Thuốc dân gian với các bài thuốc đặc trị, áp dụng theo dạng nguyên nhân gây bệnh. Chú ý về vận động, tư thế và luyện tập thể dục.

Nhìn chung, chứng tê bàn chân trái hoặc tê bàn chân phải luôn đi kèm các biểu hiện khác để có thể xác định chính xác nguyên nhân và các dạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể. Để chắc chắn hơn vè tình hình sức khỏe của mình, mỗi người nên tham gia khám bệnh định kỳ và lưu ý về các phương pháp phòng tránh.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Chữa u xương tế bào ra sao?

Nguyên tắc điều trị u xương tế bào khổng lồ chính là điều trị ngoại khoa là chủ yếu, phương pháp điều trị nội khoa chỉ mang tính chất hỗ trợ, giảm nhẹ triệu chứng nếu có ở bệnh nhân. Những trường hợp bệnh nhân có khối u không thể điều trị bằng phẫu thuật do vị trí khó can thiệp hoặc có những bệnh lý phối hợp nặng thì chúng ta có thể xem xét sử dụng phương pháp xạ trị. 


Trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, nếu khối u khá lớn thì có thể sử dụng nẹp vùng chi có xương bị tổn thương nhằm đề phòng tình trạng gãy xương bệnh lý.

Điều trị nội khoa u xương tế bào khổng lồ: có thể sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân như paracetamol, hoặc kết hợp paracetamol với codein hoặc tramadol, hay các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể xem xét sử dụng bisphosphonate truyền tĩnh mạch để hạn chế tái phát và giảm nhẹ triệu chứng ở những thủ thuật can thiệp trên bệnh nhân u xương tế bào khổng lồ nhưng hiệu quả của phương pháp này vẫn còn chưa rõ ràng. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng denosumab – một loại thuốc điều trị loãng xương và các bệnh lý ác tính di căn xương.

Các phương pháp phẫu thuật ở người bệnh u xương tế bào khổng lồ bao gồm: nạo vét khối u, cắt bỏ rộng khối u và tạo hình xương. Nạo vét khối u là phương pháp phẫu thuật hay được áp dụng để nạo vét đơn thuần hoặc nạo vét rộng kết hợp bơm phenol hay nito lỏng tại chỗ, khối u sẽ được lấp đầy bằng xi măng polymethyl methacrylate hoặc được ghép xương sau khi nạo vét. 



Với trường hợp tổn thương ở xương có tính chất lan rộng và mức độ phá hủy cao hay tổn thương ở những xương có thể loại bỏ được hoặc u tái phát nhiều lần thì có thể áp dụng cắt bỏ rộng khối u. Cuối cùng, tùy theo vị trí, độ lớn, mức độ tổn thương của khối u để có phương án tạo hình xương phù hợp.

U xương tế bào khổng lồ là một loại tổn thương lành tính, mặc dù có thể phát triển và xâm lấn tại chỗ, song lại hiếm khi ác tính hóa. Trong một số trường hợp (khoảng 2%), người ta có thể phát hiện u xương di căn ở phổi, song tổn thương ở phổi thường lành tính, không gây ra triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ. 

Tuy vậy, bạn cũng nên chụp x-quang hoặc CT thành ngực cho những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán u xương tế bào khổng lồ để phát hiện tổn thương di căn phổi nếu có.

U xương tế bào khổng lồ khi phát triển rộng còn có thể gây gãy xương bệnh lý, đặc biệt là ở trường hợp khối u phát triển tại các chi. Bệnh có thể tái phát tại chỗ sau phẫu thuật, tái phát tại chỗ sau nạo vét đơn thuần có thể lên tới 50%. Tái phát u xương tế bào khổng lồ sau khi nạo vét rộng cũng đạt tỷ lệ khoảng 10%.

Sau khi phẫu thuật u xương tế bào khổng lồ, người bệnh cần được cung cấp thông tin về nguy cơ u tái phát tại chỗ. Bệnh nhân cũng nên được theo dõi đều đặn 3 – 4 tháng tái khám một lần trong ít nhất là 2 năm đầu tiên, sau đó khám định kỳ 6 tháng/lần đối với 5 năm tiếp theo. 

Nếu phát hiện tái phát u xương tại chỗ thì bạn nên khám đánh giá một cách toàn diện, bao gồm cả chụp x-quang thành ngực, bụng và khung xương chậu.


Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Đau xương cụt

ĐAU XƯƠNG CỤT LÀ MỘT TRONG NHỮNG BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP RẤT THƯỜNG GẶP VÀ XUẤT HIỆN Ở NHIỀU ĐỐI TƯỢNG, NHIỀU LỨA TUỔI KHÁC NHAU. MỘT PHẦN CŨNG CHÍNH LÀ DO BỆNH LÝ NÀY ĐƯỢC DẪN ĐẾN BỞI RẤT NHIỀU NGUYÊN NHÂN.


Vì có sự liên kết này, nên những bệnh nhân đau xương cụt thường có những cảm giác đau lan tới cả phần mông và hông. Một vài trường hợp bệnh nặng, cơn đau còn kéo xuống đến chân và háng gây cảm giác vô cùng khó chịu và bất tiện cho người bệnh.

Theo các thống kê gần đây, các chấn thương, việc cơ thể trải qua những va đập mạnh là nguyên nhân lớn nhất làm xuất hiện hiện tượng đau xương cụt. Bệnh nhân có thể đã phải chịu đựng những cú ngã, tai nạn hoặc đơn giản là ngồi sai tư thế quá lâu. Trong các trường hợp này, vùng xương cụt bị tổn thương và gây ra những sự đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa đốt sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… cũng thường xuyên có các cơn đau xương cụt ở mông.

Ở những người có tuổi, các chức năng khớp bắt đầu yếu dần, tình trạng thoái hóa xương khớp xuất hiện khiến các cơn đau là không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, những người cao tuổi cũng ít vận động hơn là nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt khi ngồi quá nhiều.



Trong quá trình mang thai, vùng hông của phụ nữ bị gia tăng áp lực có thể gây hiện tượng đau xương cụt.

Một trong những nguyên nhân khác của đau xương cụt ở mông xảy ra ở nữ giới là do bị mắc một số bệnh phụ khoa. Phổ biến nhất có thể kể đến những trường hợp mắc bệnh liên quan đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, vùng chậu hay có thể là ung thư cổ tư cung…

Chính vì nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt ở mông rất đa dạng nên khi xuất hiện những cơn đau ở vị trí này, bước đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân mắc bệnh. Việc chuẩn đoán đúng nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân có một định hướng và phương pháp điều trị đúng đắn.

Bên cạnh đó việc đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện đều đặn cũng sẽ giúp ngăn chặn và hạn chế các cơn đau rất hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Các dạng ung thư xương dễ di căn gồm những gì?

Ung thư xương tạo xương là loại u ác tính thường gặp nhất, với tỷ lệ mắc bệnh là 0,25/100.000 người mỗi năm. Loại ung thư này thường gặp ở hành xương của phần đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay và xương chậu. 


Phần lớn bệnh nhân ung thư di căn đều ở độ tuổi thanh niên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau, sưng nề khu vực gần khớp, hạn chế vận động.

Độ ác tính của ung thư xương tạo xương là rất cao, tiến triển nhanh, thường di căn sớm tới phổi và tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Phương pháp điều trị chủ yếu cho các bệnh nhân mắc bệnh này là phẫu thuật cắt cụt chi và có thể làm tăng tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh lên 10 – 20%.

Phần lớn bệnh nhân ung thư xương tạo xương tử vong trong vòng 2 năm đầu sau khi chẩn đoán bệnh. Hóa trị liệu bổ trợ sau phẫu thuật cắt cụt chi cũng có thể áp dụng, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u tại chỗ có thể giảm di căn phổi và tăng tỷ lệ sống trên 5 năm đạt tới 60%.

Ung thư sụn nguyên phát


Ung thư sụn nguyên phát ít gặp hơn so với ung thư xương tạo xương và phần lớn khối u loại này đều tiến triển tại chỗ, chủ yếu ở xương sườn, cánh chậu, xương bả vai và độ tuổi mắc bệnh thường ở tuổi 60, tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Triệu chứng của bệnh ung thư sụn nguyên phát thường biểu hiện tại chỗ, ít khi phát hiện khối u qua quan sát bên ngoài, chủ yếu được phát hiện khi chụp x-quang xương.

Ung thư sụn nguyên phát thường tiến triển từ một ổ và có nguy cơ tái phát tại chỗ rất cao nếu không được loại bỏ hết khối u và các tế bào ung thư. Ung thư sụn nguyên phát cũng có khả năng di căn xa, đặc biệt là đến phổi.

Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ khối u một cách triệt để, cơ hội sống khá cao nếu được thực hiện điều trị ở giai đoạn I và tỷ lệ sống thêm 5 năm cũng khá cao ở giai đoạn III. Tuy nhiên, xạ trị và hóa trị lại hầu như không có hiệu quả với loại ung thư xương này.


Sarcoma Ewing


Sarcoma Ewing có tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 0,1/100.000 người mỗi năm, hay gặp ở những người thuộc nhóm tuổi 20 – 30. Bệnh Sarcoma Ewing hầu hết là phát triển ở các chi, nhất là chi dưới và cánh chậu với triệu chứng điển hình là đau đớn, sưng nề tại vị trí phát hiện khối u và đôi khi bệnh nhân bị sốt nhẹ, tăng bạch cầu. Khi chụp x-quang có thể phát hiện thấy giảm mật độ xương và hủy xương, chủ yếu là ở hành xương và đôi khi cũng có ở thân xương.

Sarcoma Ewing tiến triển tại chỗ, di căn sớm và có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Các tế bào ung thư thường di căn đến phổi hoặc những mô khác, kể cả xương khác với tần số cao hơn so với các sarcoma tạo xương.

Phương pháp xạ trị kết hợp với hóa trị có thể nâng cao tỷ lệ sống của bệnh nhân trên 5 năm lên tới 60%. Điều trị sarcoma Ewing ở chi có thể áp dụng phẫu thuật trong mọi giai đoạn nhưng nếu ở xương chậu thì phẫu thuật phải được điều trị ở giai đoạn sớm và kết hợp với những phương pháp trị liệu khác.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Ung thư xương và những loại gia vị thần kì

Các loại gia vị hỗ trợ điều trị ung thư xương dưới đây đều khá quen thuộc với đời sống hiện đại mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy và áp dụng cho mình


Gừng: từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị nhiều chứng bệnh, ví dụ như cảm cúm, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn ói,… Thêm gừng vào thực đơn ăn uống trong quá trình điều trị bệnh ung thư xương sẽ giúp người bệnh giảm đáng kể triệu chứng ợ hơi hay buồn nôn và cung cấp một số hoạt chất giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Bạn có thể dùng gừng ở dạng tươi, tinh chất gừng, trà gừng hay bột gừng đều được.

Nghệ: hợp chất curcumin được tìm thấy trong củ nghệ có tính kháng viêm và chống oxy hóa rất cao, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư nói chung và ung thư xương nói riêng hiệu quả. Các chiết xuất từ nghệ đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu để phát triển biện pháp điều trị một số bệnh ung thư như ung thư xương, ung thư vú, ung thư da, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt.



Ớt: có chứa hợp chất capsaicin – hợp chất có khả năng giảm các cơn đau một cách hiệu quả. Một số loại kem được tổng hợp từ capsaicin có tác dụng khá tốt trong việc giảm nhẹ các cơn đau thần kinh hay đau xương sau phẫu thuật ung thư. Ngoài ra, ớt còn có tác dụng trị chứng khó tiêu hiệu quả mà bạn nên chú ý để áp dụng cho thật tốt.

Tỏi và các loại gia vị thuộc họ tỏi như hành tây, hành lá, hẹ, tỏi tây,… đều có hàm lượng lưu huỳnh cao, chứa nhiều arginine, flavonoids và selen tốt cho sức khỏe. Tỏi có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư xương và nhiều loại ung thư khác thông qua nhiều cơ chế, ví dụ như ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy sửa chữa những tổn thương ở tế bào, khiến các tế bào tuân thủ đúng chu trình phát triển bình thường.

Một số nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều tỏi có thể giảm nguy cơ ung thư xương, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày. Ngoài ra, loại gia vị này còn có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giảm huyết áp hiệu quả.



Lá hương thảo: có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và được sử dụng khá nhiều trong món Ý. Đây là loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa, có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các gốc tự do gây ung thư, bao gồm cả ung thư xương. Ngoài ra, hương thảo còn có khả năng giải độc, trị chứng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn hay các vấn đề về tiêu hóa. Uống trà hương thảo có thể làm giảm các cơn đau dạ dày.

Bạc hà: trong điều trị ung thư xương, bạc hà có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm tình trạng viêm loét, dị ứng hay nhiễm trùng do quá trình hóa trị, xạ trị, chữa trị các chứng ợ hơi, khó tiêu hay đau bụng, tiêu chảy hiệu quả.

Hoa cúc: trà hoa cúc giúp bệnh nhân ung thư xương xoa dịu các cơn đau, dễ ngủ, thanh nhiệt, làm giảm các vết viêm loét do hóa trị, xạ trị, đồng thời cải thiện hệ thống tiêu hóa, giảm căng cơ hay các cơn co thắt dạ dày hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Chữa trị teo cơ như thế nào?

Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm 


Chẩn đoán


Các bác sĩ chủ yếu bằng khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân:

Cận lâm sàng

CT Scan.

MRI: các xét nghiệm hình ảnh học sẽ cho thấy khối lượng cơ giảm.

Xét nghiệm máu: Khi cơ phân hủy nhiều sẽ làm tăng các chất như Ure, Kali, CK, LDH.

Xét nghiệm nước tiểu: Khi cơ phân hủy khiến nước tiểu có màu đỏ sẫm, hoặc nâu. Các xét nghiệm như Myoglobin, Phân tích nước tiểu 10 thông số sẽ được chỉ định.

Điện cơ: đặc biệt nhạy với các trường hợp teo cơ do thần kinh cơ. Kết quả những trường hợp này thường là tổn thương thần kinh mạn tính, giúp nhận ra các dây thần kinh cơ đã chết.



Chẩn đoán phân biệt

- Viêm cơ, tiêu cơ vân:

Tình trạng này có thể gây teo cơ hoặc sưng vùng cơ bị viêm, tiêu hủy. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra suy thận cấp, dẫn đến suy đa cơ quan.

Đặc điểm lâm sàng:
Sưng, mỏi yếu cơ
Nước tiểu sẫm màu, màu đỏ, màu xá xị
Các biến chứng do tăng Kali máu như: Loạn nhịp tim

- Giảm khối cơ do lão hóa:

Tình trạng teo cơ yếu cơ này thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nó hoàn toàn là một quá trình của tự nhiên. Mặc dù nó vẫn có thể gây ra yếu cơ và không hồi phục nhưng tình trạng này hoàn toàn bình thường và không cần can thiệp điều trị. Đối với người lớn tuổi mắc chứng này, các dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy, gậy, xe lăn… sẽ giúp họ cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Điều trị:


Tùy theo nguyên nhân teo cơ mà việc điều trị cũng khác nhau. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.

Dinh dưỡng

Các thức ăn có nhiều đạm, protein, vitamin B là các nhóm được chú trọng trong điều trị teo cơ. Dinh dưỡng là bước điều trị thiết yếu bất kể nguyên nhân nào gây ra teo cơ.



Một số chế độ ăn  được thiết kế đặc biệt chứa nhiều glutamin, creatine cũng đang được nghiên cứu và ngày càng chứng tỏ hiệu quả.

Tập vật lý trị liệu

Mặc dù đây cũng là điều trị cơ bản và cần thiết cho người bị teo cơ. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ khá khác biệt, thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra teo cơ.

Đối với các nguyên nhân do ít vận động cơ như bất động lâu ngày, chấn thương thì Tập vật lý trị liệu sẽ giúp teo cơ hồi phục. Thậm chí, một số trường hợp có thể quay về tình trạng như trước khi bị teo cơ.

Thuốc điều trị

- Mục đích làm chậm tiến triển bệnh:

- Mục đích hỗ trợ, điều trị triệu chứng:

Một số bệnh như loạn dưỡng cơ Duchenne, Becker do đột biến gen gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.

Liệu pháp gen

Tương tự như liệu pháp tế bào, mục đích là tác động vào nguồn gốc bệnh. Trong liệu pháp này, các chuyên gia sẽ cũng cấp các gen mã hóa lành không bệnh vào nhóm cơ, cơ thể của người bệnh để sữa chữa các đột biến lỗi. Mặc dù khá triển vọng nhưng phương pháp này cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi đưa vào điều trị rộng rãi.


Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Giãn dây chằng bả vai là gì?

Biểu hiện của bệnh này là những cơn đau, nhức mỏi vùng bả vai. Có thể lan xuống cánh tay có lúc cả vùng lưng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt những cơn đau nhức càng tăng lên nếu chúng ta vận động


Trước hết chúng ta cần hiểu dây chẳng là gì ? Đó là một giải mô dai nối hai xương của một khóp ở phía khớp bị căng ra hơn cả. Tuy vậy tính dẻo dai này là vô hạn nếu chúng ta làm cho khớp quá căng thì có thể dẫn tới tình trạng dây chằng bị giãn.

Đó là điều tất yếu xảy ra khi chúng ta làm việc quá sức, sai tư thế hoặc có thể do vấn đề tuổi tác. Dây chằng là một bộ phận rất dễ bị tổn thương đôi khi chỉ bởi hành động vươn vai quá sức hoặc đột ngột có thể dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng bả vai?


Sự vận động và tư thế sau: xách vác những vật nặng trong thời gian dài, vận động quá sức vùng khớp vai. Lười vận động hoặc vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân hình thành bệnh.
Những tác động từ bên ngoài cũng có thể là bị giãn

Cơ thể bị lão hóa làm dây chằng bị giãn sau một thời gian dài co giãn điều độ. Đó là giai đoạn lão hóa chung của các bộ phận trong cơ thể.

Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến trường hợp cọ xát xương khớp gây viêm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận động lâu

Giãn dây chằng bả vai chữa như thế nào ?


Khi có hiện tượng giãn dây chằng bả vai chúng ta cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường khi đau vùng bả vai bác sĩ sẽ cho tiến hành phương pháp chụp Xquang. Nếu không có thương tổn về xương khớp sẽ kết luận là bị giãn dây chằng. Để giảm đau và điều trị hiệu quả chúng ta có thể áp dụng các cách điều trị sau.

Chườm nóng/lạnh

Nếu chúng ta dùng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể làm co mạch tại chỗ. Từ đó giảm triệu chứng đau ở vùng bả vai. Thực hiện phương pháp này trong vòng 30 phút bạn sẽ thấy các cơ của vùng bả vai giãn ra. Nhờ vậy mà hiện tượng đau ở bả vai có thể giảm xuống.

Xoa bóp vật lý trị liệu

Theo nhiều người hướng dẫn thì xoa bóp có thể làm giảm tình trạng co cứng các cơ xung quanh khớp. Làm các cơ vận động linh hoạt hơn. Đồng thời kích thích lưu thông máu giảm được các cơn đau nhức. Cách làm này không những giảm được những cơn đau nhức mà có thể làm giảm khả năng tái phát



Tập luyện đơn giản

Những bài tập nhẹ nhàng giúp cho xương cốt được linh hoạt hơn. Đồng thời tốt cho sức khỏe, tinh thần và thể lực. Từ đó cải thiện được giãn dây chằng ở bả vai.

Chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý

Nhờ có chế độ ăn uống hợp lý mà chúng ta có thể có sức đề kháng tốt hơn. Tránh được tình trạng mệt mỏi do các cơn đau hành hạ. Đồng thời nghỉ ngơi giúp giảm những cơn đau nhức ở vùng vai hiệu quả. Bạn nên nằm thư giãn và thả lỏng sẽ giúp giảm những cơn đau hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Hội chứng Fibromyalgia là gì?

Fibromyalgia (đau xơ cơ) là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể, tuy nhiên bệnh nhân không có các tổn thương thực thể tại cơ xương khớp.


Bệnh gặp đa số ở phụ nữ, đặc biệt lứa tuổi từ 35 – 55. Rất ít gặp ở nam giới, trẻ em và người lớn tuổi. Bệnh xuất hiện đơn thuần hoặc đi kèm với các bệnh lý khác. Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1-3% dân số

Triệu chứng nổi bật nhất là đau và nhạy cảm với các kích thích gây đau dù nơi xuất hiện đau không có dấu hiệu viêm hay nhiễm trùng. Đau tại gân, cơ hoặc phần mềm quanh khớp, có thể đối xứng hai bên.

Các vị trí thường gặp là cổ, mông, vai, lưng trên và ngực… Cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng. Khi kích thích vào các điểm nhạy cảm (điểm đau –tender point ) có thể làm lan tỏa cơn đau.

Đau xơ cơ thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi, mất ngủ hoặc trầm cảm. 90% trường hợp có rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ sâu, 50% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm lý; kém tập trung, hay quên, dễ bị kích thích, lo lắng và buồn rầu… nên dễ chẩn đoán nhầm bệnh đau sợi cơ với bệnh trầm cảm.



Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu mạn tính, dị cảm, tê cứng một vùng của cơ thể, hội chứng đại tràng kích thích, hội chứng trào ngược dạ dày, kích thích bàng quang…

Các triệu chứng khác: hội chứng tiền mãn kinh, đau ngực, nhậy cảm quá mức với ánh sáng, tiếng ồn, các thuốc điều trị.

Các yếu tố thuận lợi gây khởi phát và tiến triển như thay đổi thời tiết, tình trạng nhiễm khuẩn, thay đổi hocmon (mãn kinh), stress, trầm cảm…

Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng chất P và suy giảm hàm lượng Serotonin trong máu bệnh nhân, cùng với nó là những bất thường về nhận cảm đau do giảm ngưỡng đau hoặc tăng mẫn cảm với các kích thích ngoại vi hoặc các thay đổi chức năng hệ thần kinh trung ương

Có một số giả thuyết đưa ra như sau:


Yếu tố di truyền: vai trò của gen trong quyết định quá trình nhận cảm và xử lý các thông tin về đau, tuy nhiên cho đến nay những gen này chưa được xác định.

Các rối loạn giấc ngủ, thay đổi nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa, chấn thương, bệnh lý mạn tính, các rối loạn tâm lý, stress… và sự mất cân bằng sinh có ảnh hưởng đến quá trình nhận cảm đau của bệnh nhân và hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh lý đau xơ cơ xảy ra là do kết hợp từ nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nói trên.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể làm bạn yên tâm hơn cũng như có kiến thức khám chữa bệnh tốt nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Phòng ngừa ung thư tủy xương như thế nào?

Để phòng ngừa ung thư tủy xương, bạn cần phải cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư tủy xương thì bạn có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường. 


Việc tăng cường vận động thể lực, tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe, giữ được vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối, làn da sáng mịn mà còn giúp bạn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thậm chí là phòng ngừa nhiều bệnh ung thư hiệu quả, kể cả ung thư tủy xương.

Bạn không cần phải theo đuổi những bài tập khó khăn mà chỉ cần thực hiện theo những tư thế yoga hoặc các bài tập với cường độ và mức độ nhẹ để cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư tủy xương.



Ngoài ra, tập luyện thân thể thường xuyên còn giúp bạn giữ cho xương và cơ luôn chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, ngăn ngừa loãng xương,…

Không hút thuốc lá: Thuốc lá vào nhóm nguyên nhân chắc chắn gây bệnh ung thư trong bảng phân loại những yếu tố sinh bệnh ung thư. Thực tế là, những chất độc trong thuốc lá không chỉ gây bệnh ung thư phổi mà còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác như ung thư vòm họng, ung thư miệng, gan, và cả ung thư tủy xương.

Để ngăn ngừa mối nguy này thì tốt nhất là bạn nên tránh xa thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điếu, thuốc lá nhai hoặc tẩu thuốc, xì gà,…

Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh


Để phòng bệnh hoặc tầm soát ung thư sớm, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư tủy xương.

Tăng cường những dưỡng chất có lợi: tương tự như các bệnh ung thư khác, bệnh ung thư tủy xương không thể phòng ngừa hoàn toàn bằng bất kỳ thực đơn nào nhưng nếu bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh thì nó có thể giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh này.

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên giảm lượng chất béo mà mình tiêu thụ mỗi ngày, tăng thêm trái cây và rau quả trong bữa ăn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh ung thư tủy xương.



Khám sức khỏe định kỳ: đây là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát hiện ra những dấu hiệu tiền ung thư. Từ đó, bạn có thể được giới thiệu những giải pháp điều trị bệnh kịp thời, tránh nguy cơ những tế bào gây bệnh di căn đến những bộ phận khác của cơ thể và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Sử dụng các loại thảo dược: với bệnh nhân ung thư tủy xương thì những loại thảo dược như nhân sâm, trà xanh, bột nghệ,… có tác dụng phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng chúng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ xảy ra những biến chứng đáng tiếc trong quá trình điều trị bệnh.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?

ĐA SỐ BỆNH NHÂN ĐỀU BỊ MẤT SỨC RẤT NHIỀU TRONG QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM. DO ĐÓ, VIỆC CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CHO CƠ THỂ CỦA NGƯỜI BỆNH LÀ RẤT CẦN THIẾT. 


Với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp phải tình trạng nhân đĩa đệm bị trồi ra ngoài, gây đau nhức, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng.

Nên ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?


Việc cân nhắc, lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho cơ thể của người bệnh, không những giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh mà nó còn tạo điều kiện để tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tái phát trở lại. Chính vì vậy, các loại thức ăn cung cấp cho người bệnh phải đầy đủ các chất dinh dưỡng và được lựa chọn hợp lý. Dưới đây là những loại thực phẩm cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn.

1 – Nhóm thực phẩm giàu canxi

Những loại thực phẩm giàu canxi sẽ là nguồn dinh dưỡng cần thiết, giúp bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể để xương chắc khỏe hơn. Các loại thực phẩm như tôm, cua, sữa, cá, ốc, hải sản,… là những nguyên liệu được dùng để chế biến các món ăn tốt cho những người mổ thoát vị đĩa đệm.

2 – Nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E

Các loại vitamin luôn tốt cho sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, vitamin C và E giúp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm và khắc phục được những tổn thương do đĩa đệm bị thoát vị gây ra, làm giảm quá trình lão hóa xương khớp. Những loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể như các loại hoa quả (cam, xoài, nho), rau xanh, các loại ngũ cốc,…



3 – Nhóm thực phẩm giàu omega-3

Omega 3 thường được biết đến với công dụng tốt cho tim mạch, huyết áp, giúp sáng mát. Bên cạnh đó, omega 3 còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp.

Omega-3 sẽ biến đổi thành chất prostaglandin có khả năng chống lại các phản ứng gây viêm, giảm tình trạng đau nhức. Nhóm thực phẩm này sẽ có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạnh nhân, quả óc chó, đậu nành,…

4 – Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin D

Vitamin D có tác dụng rất tốt cho xương khớp. Nhóm thực phẩm này có tác dụng tăng cường hấp thu và chuyển hóa lượng canxi cần thiết để giúp xương chắc khỏe. Đồng thời, vitamin D còn giúp bảo vệ khung xương và tăng cường cơ bắp rất tốt. Các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin D như phomat, dầu gan có, trứng, tôm,… giàu vitamin D.


Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Viêm lao xương khớp chữa ra sao?

Viêm lao xương khớp, hay thấy nhất là ở trẻ em, là hậu quả của sự phân tán trực khuẩn lao theo đường máu, từ những ổ nhiễm lao ở phổi hoặc hạch bạch huyết. Theo nguyên tắc, thì trực khuẩn lao khởi đầu xâm nhập vào những đầu xương, và chỉ khi nào không được điều trị sớm, thì các tổn thương mới lan tràn thứ phát tới khớp ở bên cạnh. 


Tuy nhiên, trong một số trường hợp người ta đã thấy có những tổn thương ở màng hoạt dịch mà không có tổn thương viêm xương. Khá thường hay gặp là bệnh nhân bị một chấn thương lúc trước, và chấn thương này có vai trò trong khu trú của lao khớp.

Triệu chứng


Lao khớp (viêm khớp do lao) thường xuất hiện ở khớp gối (gọi là u khớp gối màu trắng), ở cột sống (còn gọi là bệnh Pott), hoặc ở khớp hông (xem: viêm khớp hông).

Lao khớp khởi phát âm ỉ, không có biểu hiện triệu chứng toàn thân, chỉ thấy khớp bị sưng to và dấu hiệu viêm tại chỗ vừa phải.

Thường thì các động tác của khớp bị hạn chế, một phần do co cứng cơ, và phần khác do tổn thương ở những diện khớp.

Các cơ ở quanh khớp bị teo nhanh chóng và sưng hạch bạch huyết đi kèm.

Nếu không được điều trị sớm, thì viêm khớp sẽ có diến biến theo chu kỳ, với những giai đoạn phá huỷ xương khớp và những giai đoạn tái calci hoá dẫn tới cứng khớp và tới biến dạng khớp (ví dụ: bướu gù trong trường hợp viêm đốt sống do lao)

Xét nghiệm cận lâm sàng: chẩn đoán được xác định nhờ phát hiện thấy trực khuẩn lao trong dịch khớp hoặc khi xét nghiệm mô học bệnh phẩm sinh thiết màng hoạt dịch hoặc hạch bạch huyết.



Xét nghiệm X quang: những hình ảnh biến đổi ở khớp không điển hình và chỉ thấy được sau khi bắt đầu viêm khớp một thồi gian dài.

Có thể thấy những dấu hiệu sau: bao khớp giãn căng, hình ảnh loãng xương, lớp xương vỏ (lớp xương cứng bao bọc bên ngoài xương xốp ở các đầu xương) mỏng đi, khe khớp hẹp lại và cuối cùng mất hẳn, sụn khớp bị trợt (hoặc bị mòn), đôi khi có các hốc rỗng.

Điều trị


Các biện pháp chung: bất động bằng bột thạch cao, trừ những trường hợp được điều trị rất sớm mối có thể hy vọng bảo tồn được động tác của khớp. Trong những trường hợp này, kéo khớp liên tục.

Phẫu thuật: gây cứng khớp trong trường hợp có những tổn thương xương quan trọng.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Viêm quanh khớp vai đơn thuần là thế nào?

Viêm quanh khớp vai đơn thuần hay còn gọi là viêm quanh khớp vai thông thường là một bệnh lý được đặc trưng với những cơn đau khớp vai, kèm theo đó là các hạn chế vận động khớp vai điều này khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. 

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm quanh khớp vai có nhiều nhưng các nguyên nhân như thoái hóa gân, viêm nhiễm các phần mềm quanh vai là chính.

Viêm quanh khớp vai thông thường là một thể hay gặp nhất trong bệnh viêm quanh khớp vai và chiếm tới khoảng 90% số bệnh nhân. Vậy nên, người bệnh nên có các phương pháp thích hợp để điều trị căn bệnh này khi mắc phải.

Đến đây, câu trả lời cho câu hỏi viêm quanh khớp vai là gì đã được trả lời, mỗi người đã có một cái nhìn sơ khai nhất về căn bệnh này cũng như trang bị được một kiến thức cơ bản nhất.

Nguyên nhân


Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh viêm quanh khớp vai, sau đây là một số nguyên nhân chính:

Thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay: Hai căn bệnh này có thể không gây lắng động calci nhưng có thể gây đứt gân, rách gân chóp xoay. Việc đứt và rách gân gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho khu vực quanh khớp vai.

Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai: Gây nhiễm trùng , tác động trực tiếp tới các mô mềm, gân, cơ chằng, hạn chế vận động, gây nhức nhối.

Viêm bao bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay: Hiện tượng viêm dẫn tới đau nhức, hạn chế vận đông của khớp cánh tay, không chỉ vậy, nó còn khiến cho khu vực bị viêm tấy đỏ, sưng đau.


Triệu chứng


Bệnh viêm quanh khớp vai có một số triệu chứng cơ bản và thường gặp ở mọi đối tượng bệnh; thông thường có hai triệu chứng hay gặp là triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể.

Triệu chứng cơ năng: Các hiện tượng như đau mỏm cùng vai, đau xung quanh khớp vai, vùng cơ delta, các vận động bị hạn chế vì đau, những cơn đau đến theo từng đợt và sẽ kết thúc khi được nghỉ ngơi thư giãn.

Triệu chứng thực thể: Khi người bị đau quanh khớp vai đơn thuần đi khám sẽ có những điểm đau nhói khi ấn vào khu vực dưới mỏm cùng vai, chỗ tổn thương của gân. Các vận động dạng gấp, duỗi hay dang tay nên hạn chế vận động tránh gây nên những đau đớn cho người bệnh.

Bệnh nhân viêm quanh khớp vai đơn thuần khi đi khám sẽ không tìm thấy bất cứ một tổn thương nào của vai, nói cách khác các hoạt động của vai hoàn toàn bình thường. Tất cả mọi triệu chứng đau là do các tổn thương của dây chằng, viêm gân, cơ…

Bệnh nhân viêm quanh khớp vai đơn thuần nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tiếp tục tái bệnh sau một thời gian bệnh ngừng và sẽ dai dẳng gây đau đớn cho người bệnh.

Giống như các bệnh xương khớp, bệnh viêm quanh khớp vai đơn thuần có hai phương pháp điều trị chính đó là: sử dụng phương pháp Tây y và sử dụng phương pháp Đông y.



Sử dụng phương pháp Tây y chữa trị đau vai gáy thường là sử dụng các loại thuốc giảm đau, các thuốc chống viêm, chống co thắt… Các thuốc này nhanh chóng mang lại hiệu quả cho người bệnh nhưng khi không có sự hướng dẫn của bác sỹ thì không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc. Nếu lạm dụng thuốc Tây y trong quá trình điều trị bệnh viêm quanh khớp vai người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ không đáng có.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như chườm lạnh, sử dụng tia hồng ngoại, kích thích điện, xoa bóp, kéo dãn… Để có kết quả nhanh chóng, người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu.

Bệnh nặng người bệnh phải tiến hành phẫu thuật, phẫu thuật có thể là sử dụng mổ laze hoặc mổ phanh, tuy nhiên phương pháp mổ laze vừa nhanh chóng phục hồi lại có thể giảm đau đớn cho người bệnh.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Đau thắt lưng nguyên nhân là gì?

Đau lưng cấp tính thường xảy ra đột ngột, có thể sau một chấn thương do hoạt động thể thao hoặc sau khi nâng vật nặng. Nếu cơn đau kéo dài hơn 3 tháng gọi là đau mạn tính. Khi tình trạng của bạn không được cải thiện trong vòng 3 ngày bạn cần đến gặp chuyên gia về xương khớp để được khám và điều trị kịp thời.


Đau thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Thắt lưng bị đau thường ở vị trí thấp phía sau lưng, cơn đau có thể đến dồn dập, đau có cảm giác như bị dao đâm nhưng cũng có khi âm ỉ trong một thời gian dài. Cơn đau thường gây ra những hậu quả nặng nề, làm người bệnh không thể đứng thẳng, thậm chí di chuyển cũng rất khó khăn.

Những loại đau lưng do nâng vật nặng hoặc tập thể dục quá sức thường do sự căng cơ gây ra. Tuy nhiên có nguyên nhân đau lưng do liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau lan từ lưng xuống tới chân, thường gọi là đau thần kinh tọa.

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo về một cơn đau lưng sắp xảy ra như tiểu tiện không kiểm soát, chân bỗng nhiên yếu đi, sốt, đau khi ho hoặc đi tiểu....

Nguyên nhân gây đau lưng có rất nhiều, dưới đây là một trong những lý do dẫn đến đau thắt lưng:


Do tính chất công việc

Nếu công việc của bạn phải vận động nhiều, đặc biệt phải làm những việc như nâng, kéo hoặc có những động tác khiến cột sống của bạn bị xoắn, điều này làm tăng nguy cơ bạn sẽ bị đau lưng. Nhiều người cho rằng nếu ít vận động nhiều, sẽ không bị đau lưng, điều này hoàn toàn sai lầm.

Những người làm công việc bàn giấy cũng có nguy cơ bị đau lưng. Nếu bạn ngồi không thoải mái, không đúng tư thế hoặc có xu hướng ngồi làm cột sống bị cong, đau lưng rất dễ “hỏi thăm”.

Túi xách là nguyên nhân gây đau lưng

Việc đeo cặp, túi xách hay balô rất phổ biến và bình thường đối với mọi người. Tuy nhiên nếu những chiếc cặp, túi xách đó quá nặng và thường xuyên phải mang vác theo người sẽ ảnh hưởng tới hệ xương của bạn. Nó sẽ gây áp lực lên cột sống, gây đau lưng, đau cổ, vai, gáy, nặng sẽ làm lệch cột sống.

Một trong những tư thế mà các chuyên gia xương khớp, chấn thương chỉnh hình thường khuyên các bệnh nhân của mình rằng nên giữ thẳng cột sống, san đều vật nặng vào 2 bên vai. Trong trường hợp phải mang vác, nên đeo cân bằng hoặc sử dụng những loại túi kéo như vali có bánh xe.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá khả năng chịu đựng của hệ xương khớp, sẽ làm xương khớp phải chịu áp lực lớn, ảnh hưởng đến khung xương của cơ thể, thậm chí trở nên lệch lạc.



Những thực phẩm gây tích mỡ còn làm giảm khả năng hấp thu canxi và phospho của cơ thể, làm xương yếu đi. Béo phì còn làm con người trở nên lười biếng, ít vận động, hệ xương khớp không được củng cố, ngày càng suy giảm chất lượng.

Tập thể dục quá sức

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau lưng. Khi tập các môn thể thao, kể cả môn đánh golf, tưởng như chỉ cần sự tập trung và ít sử dụng cơ bắp, sự căng cơ vẫn có thể xảy ra. Đó là do cơ bắp bị căng quá mức dẫn tới chứng đau lưng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng do tập thể thao hoặc lao động là do phân bố thời gian không hợp lý.



Do quá bận rộn với công việc, nhiều người thường chỉ dành cuối tuần tập thể dục với cường độ cao, thời gian dài tới 3-4 tiếng. Cách tập này rất phản khoa học và không hiệu quả. Nó làm cơ thể dễ bị tổn thương đặc biệt là hệ xương khớp, dễ gây đau lưng. Tốt nhất nên tập thể dục đều đặn, hàng ngày, tránh tập quá sức, dồn vào một thời điểm, trước khi tập thể thao nên tập những động tác khởi động phù hợp để tránh chấn thương.

Sai tư thế

Các chuyên gia xương khớp cho biết, một tư thế đúng làm giảm nguy cơ bị đau xương khớp. Đó là đứng thẳng, khi nâng vật nặng cần dùng lực của cánh tay, không cúi nâng vật nặng, san đều trọng lượng sang 2 bên vai hoặc tay, không tập trung nâng vật nặng bằng 1 tay. Khi đứng không chỉ cần giữ lưng thẳng mà cần giữ trọng lượng cân bằng trên cả hai chân. Ngồi cần thẳng lưng, tốt nhất nên dựa nhẹ vào ghế.

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm, có tác dụng làm cột sống của cơ thể chuyển động nhịp nhàng. Khi đĩa đẹm này bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống gọi là bị thoát vị đĩa đệm. Thoát bị đĩa đệm có thể xảy ra do đĩa đệm bị thoái hóa ( tuổi cao), do chấn thương....

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của cột sống, nhưng thường gặp nhất là thoát vị ở phần lưng và gây ra các cơn đau lưng hay đau thắt lưng.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.